Hợp quy

hợp quy

Hiện nay với tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng đang tràn ngập trên thị trường. Chính vì thế để khẳng định chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, chứng nhận là yêu cầu cần thiết giúp tổ chức khẳng định thương hiệu và hàng hóa trên thị trường. Vậy giấy hợp quy là gì? Sản phẩm nào cần chứng nhận? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đối tượng chứng nhận giấy chứng nhận hợp quy?

Đối tượng cần chứng nhận hợp chuẩn – là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Đối với những đối tượng sản phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe hay môi trường (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thì cần bắt buộc phải chức nhận hợp quy. 

Để thực hiện việc chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận

các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là hoạt động thử nghiệm, phân tích, đánh giá đối tượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng.

Chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy áp dụng cho những đối tượng nào? Đây là câu hỏi nhiều khách hàng đang quan tâm đến để lấy căn cứ áp dụng cho những mặt hàng sản phẩm nào? Hãy cùng TTP giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé. 

Đối tượng Chứng nhận là sản phẩm hàng, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Chứng nhận là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).

Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. 

Xin giấy chứng nhận hợp quy ở đâu?

Hiện nay doanh nghiệp có thể xin giấy chứng nhận ở Tổ chức chứng nhận được cấp phép hoạt động.

Nếu như doanh nghiệp đăng ký với 1 Tổ chức chứng nhận không được cấp phép thì giấy chứng nhận hợp quy đó không có giá trị trong công bố và đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng như giá trị về pháp lý và hợp đồng. Do đó, việc đăng ký với Tổ chức chứng nhận được cấp phép là rất quan trọng.

Danh sách các sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy chứng nhận hợp quy

Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng tất cả sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 2 cần phải được chứng nhận và công bố nếu muốn thực hiện sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. 

Trong đó, nhóm 2 bao gồm các sản phẩm/ hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Với số lượng hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng như hiện nay thì mỗi bộ, ban ngành quản lý sẽ có danh mục hàng hóa, sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố riêng. Cụ thể danh mục sẽ bao gồm: 

STT

Tên danh mục

Văn bản ban hành

Ghi chú

1

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT

 

2

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư 41/2018/TT-BGTVT

– Với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, trước khi thông quan phải được chứng nhận hợp quy 

– Với sản phẩm/hàng hóa được sản xuất, lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường phải có chứng nhận và thực hiện công bố.  

3

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư 41/2018/TT-BGTVT

– Với sản phẩm/ hàng hóa nhập khẩu, sau khi được thông quan và trước khi được lưu thông vào thị trường Việt Nam cần phải được chứng nhận và/ hoặc công bố hợp quy. 

– Với sản phẩm/ hàng hóa nội địa,  trước khi lưu thông vào thị trường phải được chứng nhận và/hoặc công bố

4

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 05/2019/TT-BTTTT

 

6

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương

Thông tư số 13/VBHN-BCT

Danh mục này không điều chỉnh với những sản phẩm/ hàng hóa như:

– Sản phẩm/ hàng hóa được miễn trừ ngoại giao;

– Sản phẩm/ hàng hóa trong túi lãnh sự;

– Tài sản di chuyển;

– Quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu được quy định trong Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

– Sản phẩm/ hàng hóa  doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh;

– Sản phẩm/ hàng hóa chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.

7

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an

Thông tư 08/2019/TT-BCA

 

8

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư 01/2009/TT-BKHCN

 

9

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

 

Phương thức đánh giá sự phù hợp?

Theo quy định Nhà nước, 8 phương thức được đưa ra và áp dụng cho từng loại sản phẩm hàng hóa như sau:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Tại Việt Nam, phương thức 1, 5, 7 được sử dụng phổ biến cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước lẫn đối với hàng nhập khẩu.

hợp quy
hợp quy

Trình tự công bố hợp quy

a) Đối với sản phẩm, háng hóa sản xuất trong nước:

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;

– Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;

– Cơ quan chuyên ngành cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;

– Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Phân biệt chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn

Điểm giống và khác nhau

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp quy

Giống nhau

– Đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất;

– Phương thức đánh giá giống nhau gồm các phương thức 1, 5 hoặc 7;

– Trình tự chứng nhận giống nhau gồm các bước:

+ Lấy mẫu thử nghiệm;

+ Đánh giá quá trình sản xuất/ hồ sơ nhập khẩu;

+ Cấp giấy chứng nhận phù hợp.

– Giống nhau về hồ sơ công bố (được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012).

Khác nhau

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp quy

Khái niệm

Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu  chuẩn nước ngoài (ASTM,…).

Chứng nhận sản phẩm phù hợp chuẩn Việt Nam.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho các sản phẩm KHÔNG CÓ khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng. Như vậy chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất TỰ NGUYỆN và theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Áp dụng cho các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng (gọi chung là sản phẩm hàng hóa nhóm 2). Chứng nhận

mang tính chất BẮT BUỘC theo quy định của các Bộ chủ quản quản lý các hàng hóa nhóm 2 đó.

Năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thử nghiệm

Không yêu cầu bắt buộc.

Bắt buộc phải được chỉ định đủ năng lực chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn và phòng thử nghiệm cũng phải được chỉ định.

Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

Đăng ký bản công bố  tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Chi phí làm giấy chứng nhận hợp quy

Chi phí làm giấy chứng nhận hợp quy là một phần của chi phí công bố sản phẩm, nhưng cũng là một phần chi phí vô cùng quan trọng.

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố thì chi phí làm giấy chứng nhận sẽ thay đổi và còn tùy thuộc vào tổ chức cấp chứng nhận . Pháp luật không quy định rõ ràng lệ phí, hay chi phí này, ngoại trừ trường hợp đối với sản phẩm mật mã dân sự, pháp luật quy định Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận sản phẩm mật mã dân sự là 3.000.000 đồng/sản phẩm/lần thẩm định.

Để biết rõ mức chi phí làm giấy chứng nhận, chúng ta cần nêu rõ sản phẩm đánh giá và tham khảo các ý kiến từ tổ chức thực hiện việc đánh giá sản phẩm hợp chuẩn kỹ thuật tương ứng. Nói cách khác chi phí làm giấy chứng nhận tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bên thực hiện đánh giá sản phẩm và tổ chức thực hiện đánh giá

sản phẩm.

Qúy khách hàng có thể tham khảo cách tính chi phí làm giấy chứng nhận tại công ty cổ phần chứng nhận và giám định LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH như sau:

Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật tại LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH:

Chi phí hợp đồng Chứng nhận SP = Chi phí đánh giá ĐKĐBCL+ chi phí lấy mẫu + chi phí TN tại PTN + chi phí sử dụng dấu công nhận (nếu có).

Ngoài chi phí làm giấy chứng nhận hợp quy thì trong chi phí công bố hợp quy sản phẩm còn có chí phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

Mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn: 150.000 đồng/giấy đăng ký. Lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.Tổ chức thu lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, phải nộp toàn bộ số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu lệ phí theo chế độ, định mức ngân sách nhà nước theo quy định.

Trên đây là bài viết tư vấn về hợp quy của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139