Trên thực tế, khi các cơ quan, tổ chức tiến hành thẩm định giá các loại tài sản theo quy định của pháp luật thì phải lập chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá được lập thành văn bản và trong đó ghi rõ về kết quả của quá trình thẩm định giá. Vậy nội dung của thẩm định giá bao gồm những gì và hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về thẩm định giá tại Phú Yên.
Phương pháp thẩm định giá tại Phú Yên tài sản vô hình
Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình được tuân thủ theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 bao gồm: Phương pháp so sánh thuộc các cách tiếp cận từ thị trường; Phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế thuộc cách tiếp cận từ chi phí; Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm thuộc cách tiếp cận từ thu nhập. Thẩm định viên cần phải căn cứ trên cơ sở từng loại tài sản vô hình, mục đích xác định giá trị, hồ sơ pháp lý, tài liệu thông tin thu thập được từ đó thẩm định viên đưa ra phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình phù hợp.
Phương pháp so sánh
Xác định giá trị tài sản vô hình bằng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường. Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể:
Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình;
Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng;
Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình;
Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình;
Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.
Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của tài sản vô hình so sánh với tài sản vô hình cần thẩm định giá, cụ thể: Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình; Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng; Lĩnh vực ngành nghề mà TSVH đang được sử dụng; Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình; Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản vô hình; Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.
Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.
Phương pháp chi phí tái tạo
Xác định giá trị tài sản vô hình bằng phương pháp phương pháp chi phí tái tạo là xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương đồng với tài sản vô hình cần thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí.
Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của một tài sản vô hình thông qua việc tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị trường hiện hành. Phương pháp chi phí tái tạo thuộc cách tiếp cận từ chi phí
Giá trị của Tài sản vô hình = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Khi xác định giá trị của tài sản vô hình theo phương pháp chi phí thay thế thẩm định viên cần xem xét các nội dung sau: Các đặc điểm khác nhau có thể đo lường được của tài sản thay thế và tài sản thẩm định; Thời điểm đánh giá các chi phí thay thế so với thời điểm thẩm định giá.
Phương pháp Tiền sử dụng tài sản vô hình
Giá trị của tài sản vô hình được tính toán trên cơ sở giá trị hiện tại của dòng tiền sử dụng tài sản vô hình mà tổ chức, cá nhân nhận được khi cho phép sử dụng tài sản vô hình. Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.
Phương pháp này đặt ra giả định rằng tổ chức hoặc cá nhân không sở hữu tài sản vô hình phải trả tiền để sử dụng nó. Vì vậy, phương pháp này tính giá trị tài sản vô hình thông qua việc tính các khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu tài sản vô hình.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng tài sản vô hình tiết kiệm được đã trừ thuế (nếu có).
Việc tính toán dòng tiền sử dụng tài sản vô hình, thuế, chi phí duy trì và các khoản chi phí hỗ trợ khác phải nhất quán. Cụ thể, nếu tổ chức cá nhân sở hữu tài sản vô hình chịu trách nhiệm trả chi phí duy trì (ví dụ chi phí quảng cáo, hoặc chi phí nghiên cứu duy trì và phát triển), thì tiền sử dụng tài sản vô hình cũng như dòng tiền trả để được sử dụng tài sản vô hình cũng cần tính đến các chi phí này. Ngược lại, nếu chi phí duy trì không bao gồm trong tiền sử dụng tài sản vô hình, thì chi phí này cũng cần được loại bỏ khỏi dòng tiền trả để sử dụng tài sản vô hình.
Phương pháp lợi nhuận vượt trội
Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của tài sản vô hình trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không sử dụng tài sản vô hình này. Phương pháp lợi nhuận vượt trội thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.
Trong phương pháp lợi nhuận vượt trội, giá trị tài sản vô hình được ước tính trên cơ sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết khấu trong trường hợp tài sản vô hình cần thẩm định giá được sử dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong trường hợp chủ thể không sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Phương pháp thu nhập tăng thêm
Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là phát sinh từ đóng góp của tài sản vô hình cần thẩm định giá sau khi loại trừ tỷ lệ dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các tài sản khác. Phương pháp thu nhập tăng thêm thuộc cách tiếp cận từ thu nhập.
Phương pháp thu nhập tăng thêm được thực hiện như sau:
– Ước tính các dòng tiền kỳ vọng được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá. Dòng tiền được tạo ra do sử dụng tài sản vô hình cần thẩm định giá được ước tính bằng cách giảm trừ khỏi dòng tiền kỳ vọng nói trên khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản tài chính và các tài sản vô hình khác với tài sản vô hình cần thẩm định (gọi chung là tài sản đóng góp).
Khoản đóng góp của tài sản đóng góp là khoản thu nhập hợp lý được tạo ra bởi tài sản đóng góp, bao gồm phần lợi nhuận từ tài sản đóng góp và phần bù đắp cho khoản đầu tư ban đầu do sự giảm giá trị của tài sản theo thời gian. Khoản thu nhập hợp lý cho tài sản đóng góp được tính thông qua các bước:
Bước 1: xác định những tài sản có đóng góp vào dòng tiền thu nhập;
Bước 2: ước tính giá trị của những tài sản đóng góp này;
Bước 3: xác định thu nhập của tài sản đóng góp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận hợp lý và giá trị của các tài sản đóng góp.
– Phần còn lại của dòng tiền kỳ vọng sau khi giảm trừ khoản đóng góp được tạo ra do sử dụng các tài sản đóng góp được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tổng giá trị hiện tại của dòng tiền đã điều chỉnh này là giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Khi tiến hành xác định giá trị tài sản vô hình, thẩm định viên có thể lựa chọn thông tin thu thập đảm bảo tính chính xác của kết quả thẩm định giá từ đó áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp với từng loại tài sản vô hình
Sửa Luật Giá: Nâng cao tiêu chuẩn thẩm định viên làm nghề thẩm định giá tại Phú Yên
Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số quy định nhằm xử lý các chồng chéo, vướng mắc trong quản lý thẩm định viên về giá; thực hiện chuyên môn hóa hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá theo năng lực và kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng đến tính chuyên nghiệp, chuyên sâu.
Đồng thời tăng cường các quy định về điều kiện trong khâu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Bổ sung, hoàn thiện các quy định về giám sát, quản trị doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp được thành lập theo mô hình công ty cổ phần.
Theo đó, về hoạt động thẩm định giá: Dự thảo Luật sửa đổi quy định về hoạt động thẩm định giá hiện đang được quy định tại Luật giá năm 2012 theo hướng khẳng định hoạt động thẩm định giá bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá và thẩm định giá nhà nước, đồng thời nhóm các quy định về tài sản thẩm định giá và giá trị của kết quả thẩm định giá vào trong quy định về hoạt động thẩm định giá để bảo đảm tính thống nhất của điều khoản.
Về dịch vụ thẩm định giá, dự thảo Luật sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành để củng cố một số tiêu chuẩn đối với thẩm định viên về giá, các điều kiện tiêu chuẩn hành nghề đối với thẩm định viên về giá, tăng cường các quy định về điều kiện trong khâu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, nhất là trong quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
Qua đó, siết chặt quản lý hoạt động thẩm định giá nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá, góp phần chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực giá; một mặt bảo đảm tính tương đồng đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính tương tự.
Thi cấp thẻ thẩm định viên làm nghề thẩm định giá tại Phú Yên, người dự thi phải có 36 tháng làm việc thực tế
Về thẩm định viên về giá: Dự thảo Luật quy định thẩm định viên về giá là người có Thẻ thẩm định viên về giá đang hành nghề tại doanh nghiệp để thống nhất về mặt nguyên lý đã là thẩm định viên thì người đó phải đang hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá.
Về Thẻ thẩm định viên về giá: Dự thảo Luật bổ sung quy định khi tham gia thi cấp thẻ thẩm định viên về giá, người dự thi phải đáp ứng tiêu chuẩn 36 tháng kinh nghiệm là thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thẩm định giá. Đồng thời, tại Thẻ thẩm định viên về giá sẽ thể hiện rõ chuyên môn của thẩm định viên theo lĩnh vực thẩm định giá tài sản hoặc thẩm định giá doanh nghiệp.
Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung điều kiện các thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp phải có ít nhất 05 thẻ thẩm định viên về giá, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là người có thẻ thẩm định viên về giá tài sản và doanh nghiệp, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, cổ đông là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Quy định vốn pháp định của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là 5 tỷ đồng trở lên.
Về chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung điều kiện các thẩm định viên về giá hành nghề tại chi nhánh phải có ít nhất 03 Thẻ thẩm định viên về giá độc lập với doanh nghiệp và các chi nhánh khác.
Về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá để củng cố các chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp có biến động về thẩm định viên về giá ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động.
Về đánh giá hoạt động dịch vụ thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về đánh giá hoạt động dịch vụ thẩm định giá nhằm tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá: Dự thảo Luật bổ sung một điều quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá trên cơ sở quy định về giải quyết tranh chấp tại nghị định.
Giá dịch vụ thẩm định giá tại Phú Yên
Giá dịch vụ thẩm định giá tại Phú Yên thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 89/2013/NĐ-CP trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá;
So với hiện hành, bổ sung nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường khi xác định giá dịch vụ thẩm định giá.
Trường hợp việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá tại Phú Yên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
(Hiện hành, trường hợp đấu thầu dịch vụ thẩm định giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn).
“Điều 11. Giá dịch vụ thẩm định giá
…2. Các căn cứ xác định giá dịch vụ thẩm định giá:
a) Nội dung, khối lượng, tính chất công việc và thời gian thực hiện thẩm định giá;
b) Chi phí kinh doanh thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ gồm: Chi phí tiền lương, chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
d) Lợi nhuận dự kiến (nếu có) đảm bảo giá dịch vụ thẩm định giá phù hợp mặt bằng giá dịch vụ thẩm định giá tương tự trên thị trường;
đ) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp thẩm định giá ban hành và thực hiện niêm yết biểu giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp mình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4, Khoản 5 Điều 12 của Luật giá bằng hình thức mức giá dịch vụ trọn gói, theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản hoặc giá trị dự án cần thẩm định giá và hình thức khác do doanh nghiệp quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.”
Công việc của công ty luật uy tín
Công việc của công ty luật uy tín quận Bình Thạnh bao gồm:
Tư vấn pháp lý các lĩnh vực: thừa kế, đất đai, hôn nhân, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ…
Tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng;
Tư vấn thủ tục, hướng giải quyết cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
Đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý tại Cơ quan nhà nước;
Báo cáo, cập nhật kết quả thường xuyên cho khách hàng;
Trả kết quả làm việc cho khách hàng.
Một công ty luật uy tín cần những yếu tố, điều kiện nào?
Công ty luật uy tín cần đảm bảo được những yếu tố sau:
Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức
Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc cụ thể thì mới đảm bảo được độ tin cậy với khách hàng
Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp để chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư
Hiện nay, trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nước ta đang đi trên con đường phát triển đất nước; chính phủ và nhân dân ta lấy pháp luật làm cơ sở, là điểm tựa pháp lý để phát triển đất nước bền vững, lành mạnh. Chính vì vậy, những công ty luật được mở ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu về quyền lợi cho người dân.
Thế nhưng tìm được công ty luật uy tín là điều không hề dễ. Những công ty thiếu chất lượng có những luật sư có ít kinh nghiệm hành nghề khiến cho khách hàng tìm đến không có sự tin tưởng. Vậy nên việc tìm kiếm một công ty luật uy tín là điều rất quan trọng đối với những người có liên quan đến pháp luật.
Lợi ích vàng khi tìm được công ty luật uy tín
Khi tìm đến công ty tư vấn luật, các bạn sẽ được các luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tư vấn về mọi trường hợp của các bạn. Theo đó, vấn đề của các bạn sẽ được giải quyết chính đáng trên cơ sở pháp lí. Đặc biệt, khi tìm đến các công ty uy tín bạn sẽ không phải lo đến những vấn đề gặp những luật sư không có kinh nghiệm cùng công ty lừa đảo.
Việc lựa chọn công ty luật uy tín mới sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với khách hàng. Đến với công ty Luật Trần và Liên danh bạn sẽ nhận được những lời tư vấn từ các luật sư có kinh nghiệm nhất.
Làm thế nào để lựa chọn được công ty luật uy tín?
Một công ty luật uy tín là một trong những công ty có được sự tín nghiệm hoàn toàn từ phía khách hàng cũng như đối thủ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Đây là điều mà những công ty luật hoạt động trong lĩnh vực này đều mong muốn đạt được. Nhưng không phải bất kỳ công ty luật nào khi ra đời và phát triển cũng khẳng định được vị thế này. Và công ty Luật Trần và Liên danh chính là địa chỉ tin cậy mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn.
Luật Trần và Liên danh cam kết trở thành đối tác lâu dài và đáng tin cậy
Khi mà ngày càng có nhiều công ty luật trên thị trường sẵn sàng nhảy vào chiếm lấy các khách hàng của bạn, việc thiết lập và duy trì một quan hệ đối tác lâu dài và tin tưởng giữa công ty luật với các khách hàng là rất cần thiết để sao cho cứ khi nào cần là khách hàng sẽ nhờ ngay đến mình hay chí ít thì cũng xem xét có nên tiếp tục hợp tác nữa hay không.
Nhiều và nhiều hơn các khách hàng ngày nay đã đề ra các chiến lược kinh doanh thắt chặt chi tiêu và việc phải nhờ đến tư vấn từ bên ngoái. Việc tạo ra mối quan hệ đối tác chiến lược mặc dù hứa hẹn nhiều công việc pháp lý ổn định trong tương lai nhưng không đảm bảo rằng công việc sẽ suôn sẻ và sự uỷ thác sẽ vô hạn định. Phần lớn những mối quan hệ hợp tác này không kéo dài quá thời gian 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn nâng cao khả năng cạnh tranh để được lựa chọn và duy trì sự hiện diện của mình trong Danh sách những công ty luật được khách hàng yêu thích và lựa chọn.
Những doanh nhân làm nghề sản xuất, kinh doanh sẽ không sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Còn các công ty luật, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những công ty đã vi phạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thể những hành động này khiến nhiều người không thích các công ty luật, nhưng đó là một trong những “hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận” của họ.
Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra. Đó là nghệ thuật kinh doanh chân chính. Những công ty luật thành công trong một thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay là những công ty hiểu được nhu cầu, giá trị, hình ảnh và mục tiêu kinh doanh của khách hàng.
Làm việc thêm giờ miễn phí không phải là cái gì đó bất thường đối với những công ty luật thành công bởi theo họ điều này đồng nghĩa với việc họ đang cùng với khách hàng chia sẻ khó khăn nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra. Qua đó, sẽ xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định trong tương lai với khách hàng.
Các công ty luật cần hiểu rõ một chân lý rằng họ đang kinh doanh một dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, khách hàng quyết định sự tồn tại của mình và mối quan hệ giữa mình với khách hàng là mối quan hệ cộng sinh, hai bên cũng có lợi. Thị trường tư vấn pháp luật giờ đây không khác các thị trường chung là bao, đều có những thách thức và mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất, hoạt động tư vấn pháp luật là một nghề giống như mọi nghề khác, cũng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển, các công ty luật cần tiếp thu và đề ra các nghệ thuật kinh doanh mới cho phù hợp.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Phú Yên của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.