Bộ luật dân sự là văn bản hệ thống hoá pháp luật dân sự được Quốc hội ban hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các chủ thể của Luật dân sự.
Để tìm hiểu rõ hơn hãy cùng theo dõi qua bài viết đối tượng điều chỉnh của luật dân sự dưới đây.
Tìm hiểu khái quát về Bộ Luật dân sự
Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực từ ngày 1/7/1996. Bộ luật bao gồm lời nói đầu và 7 phần, 838 điều luật.
Ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI, tại kì họp thứ bảy đã thông qua Bộ luật dân sự mới. So với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục được chia thành bảy phần với tên gọi như Bộ luật dân sự năm 1995, đã có sự thay đổi cơ cấu các điều luật, chỉ còn 777 điều, bên cạnh những điểm mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Ngày 24/11/2015 Bộ Luật dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII tại Kỳ họp thứ 10 thông qua, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Bộ Luật dân sự 2015 là Bộ Luật đang có hiệu lực áp dụng hiện nay, gồm có 6 phần, 27 chương, 689 điều.
Bộ luật dân sự được xem là nguồn chủ yếu của luật dân sự, là phương tiện pháp lí quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lí cho các giao dịch dân sự, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Luật dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa –tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Tài sản (được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015) bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản). Quan hệ tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản,
Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được coi là quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung của các quan hệ đó. Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:
– Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chí. Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thồng và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ sản xuất tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người mà nó phát sinh, phát triển theo những quy luật khác quan. Nhưng những quy luật này được nhận thức và phản ánh thông qua những quy phạm pháp luật lại mang tính chủ quan – ý chí của giai cấp thống trị phản ánh sự tồn tại xã hội thông qua các quy phạm pháp luật. Mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra những mục địch và với động cơ nhất định. Bởi vậy, quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí của các chủ thể và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp ;uật dân sự. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của Nhà nước.
– Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa và tiền tệ. Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền – hàng. Khái niệm hàng hóa càng ngày càng mở rộng cùng với sự chuyên môn hóa của nền sản xuất, cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và quan niệm xã hội về các đối tượng trao đổi. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền và có thể chuyern giao thông qua các giao dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật hàng hóa – tiền tệ.
– Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng.
Quan hệ nhân thân
Cùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân (Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ toont rọng quyền nhân thân của người khác.
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân (ĐIều 11 – 14 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Có thể chia thành các nhóm sau:
– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản
Những quan hệ nhân thân do pháp luật điều chỉnh có những đặc điểm sau:
+ Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch chuyển được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định (quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp)
+ Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền – giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức; quyền đối với họ, tên; thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc; quyền đối với hình ảnh; với bí mật đời tư; quyền kết hôn, li hôn… (từ Điều 26 đến Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015). Một số quyền nhân thân mới được ghi nhận và bảo hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015). Một số quyền nhân thân mới được ghi nhận và bảo hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như: quyền về đời sống riêng tư, bí mật gia đình; chuyển đổi về đời sống riêng tư; quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân và gia đình,…
Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy dịnh các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nahu khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lí nhất định như tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền tác giả các sáng chế, gairi pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,.. được hưởng tiền nhuận bút, thù lao, được hưởng tiên fthuf lao do áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân nhưng khi hình ảnh đó được người khác sử dụng vì mục đích thương mại thì người có hình ảnh sẽ được trả thù lao. Đó là sự kiện làm phát sinh quyền nhân thân gắn với tài sản.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân)
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:
– Các chủ thể tham gia các quan hệ tài ản và các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Độc lập về tổ chức và tái sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các chủ thể tham gia. Bởi vì các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lí thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương. Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng (trong quan hệ hành chính, lao động,…) và chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này.
– Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Bởi vậy, việc lựa chọn một quan hệ cụ thể do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gai vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tùy ý theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách chức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng nghĩa với tự do, tùy tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phúc tạp. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật không thể dự liệu hết được các quan hệ đang tồn tại và phát triển.
– Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hòa giải.
– Trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thỏa thuận về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó
Trên đây là các nội dung liên quan đến đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.