Thuế GTGT (tiếng anh là Value Added Tax, viết tắt là VAT) là loại thuế ra đời nhằm khắc phục việc đánh thuế trùng lắp của thuế doanh thu, nó chỉ đánh vào giá trị tăng thêm (được thể hiện bằng tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức và các khoản chi phí tài chính khác) của các sản phẩm, dịch vụ tại mỗi công đoạn sản xuất và lưu thông, làm sao để đến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thì tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính theo giá bán cho người cuối cùng.
Tuy nhiên, không phải trong mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc cũng như khách hàng hiểu được vấn đề này, Luật Trần và Liên Danh xin cung cấp dịch vụ tư vấn có chịu thuế gtgt, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị có định nghĩa khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì? Chúng ta có thể hiểu thuế giá trị gia tăng hay còn gọi theo cách viết tắt là thuế VAT là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, có thể nói người tiêu dùng là những người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng cuối cùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng đa số đánh vào hầu hết tất cả các hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Có thể hiểu những người nộp thuế giá trị gia tăng thông thường là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu) khi đưa các sản phẩm hàng hóa, cung cấp các dịch vụ trên thị trường.
Thông thường những người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
+ Hiện nay, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp rất đa dạng như là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần …bao gồm các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác là những đối tượng nộp thuế VAT theo quy định của pháp luật;
+ Những người nộp thuế giá trị gia tăng thì ở ngoài các doanh nghiệp còn có các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
+ Khi có các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam là người nộp thuế;
+ Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu cũng là những đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật;
+ Ngoài những cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa hữu hình thì cung ứng dịch vụ tuy rằng nó là sản phẩm vô hình thì các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
+ Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp có quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc trong đó có chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì sẽ là người nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật .
Ví dụ: một công ty cổ phần A là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu thì công ty A này còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH A phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Chi nhánh này thực hiện theo ủy quyền thay mặt công ty A để tham gia một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty A. Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty A thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty cô phần A sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Các đối tượng chịu thuế GTGT là đối tượng nào?
Thông thường thì những hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam bao gồm cả các cá nhân, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty có vốn nước ngoại đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo các quy định của pháp luật ví dụ như các hàng hóa, dịch vụ như sau:
Khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh các sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng nuôi cá với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm cá thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm cá Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra cá (nguyên con) hoặc thịt cá tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa cá vào chế biến thành sản phẩm như chả cá hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế bao ồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (Điều 4 – Luật thuế GTGT 2008).
Qua quy định của Luật về đối tượng nộp thuế có thể thấy, Luật thuế GTGT là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng nhất trong tất cả các Luật thuế hiện hành của Nhà nước ta. Thuế GTGT động viên sự đóng góp của tất cả mọi người dân thông qua hành vi tiêu dùng của họ.
Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, thuế GTGT hiện nay là một trong những sắc thuế quan trọng trong hệ thống thu thuế của Nhà nước ta và cũng như thuế doanh thu trước đây, thuế GTGT luôn có tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của ngân sách Nhà nước.
Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế bao gồm hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 ( những đối tượng không chịu thuế) của luật này (Điều 3 Luật thuế GTGT).
Điều đó có nghĩa là đối tượng chịu thuế GTGT quy định đối tượng chịu thuế gồm toàn bộ hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trên thị trường: hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, do tính chất của sản xuất và tiêu dùng ở nước ta hiện nay, mặt khác để nâng đỡ và khuyến khích phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, Luật thuế GTGT có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT. Thuộc diện này bao gồm có 5 nhóm như sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm, dịch vụ của một số ngành, lĩnh vực mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành này còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự nâng đỡ của Nhà nước để khuyến khích phát triển như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa qua chế biến…
Nhóm 2: Nhóm các sản phẩm và dịch vụ không mang tính kinh doanh, hoặc các dịch vụ công cộng bảo đảm cung cấp các dịch vụ tối thiểu cho tiêu dùng như: bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi cây trồng không nhằm mục đích kinh doanh, hoạt động triển lãm, phát song truyền thanh truyền hình, dạy học dạy nghề…
Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho các cơ quan Nhà nước, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế…
Nhóm 4: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất gia công với nước ngoài, hàng xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa chế biến thành phẩm.
Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ tư vấn có chịu thuế gtgt Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.