“Phi thương bất phú”! Để tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thành lập công ty là thủ tục đầu tiên để thương nhân bước chân gia nhập thị trường. Theo đó, để một công ty được ra đời cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp và với đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề, kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm lâu năm, Công ty Luật Trần và Liên danh đã hỗ trợ hàng ngàn lượt doanh nhân khởi nghiệp, thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp mỗi năm. Chúng tôi tự hào là công ty luật cung cấp thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất tại 63 tỉnh thành trong cả nước.
Khái niệm doanh nghiệp
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế… Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại. Theo tỉnh thần của Luật công ti năm 1990 hay Luật doanh nghiệp năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lí được thành lập và đăng kí kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa vào quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp có đặc điểm sau:
1) Được thành lập và đăng kí kinh doanh theo thủ tục pháp lÍ nhất định. Hiện tại, tuỳ thuộc tính chất của mỗi loại chủ thể kinh doanh mà pháp luật quy định thủ tục thành lập và đăng kí kinh doanh riêng;
2) Được thửa nhận là thực thể pháp lí; có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật. Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự cũng như các quan hệ tố tụng;
3) Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh. Doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhằm mục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội.
Nơi có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp là Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?
Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.”
Trường hợp là đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Theo nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.”
Đối với trường hợp này thì người đứng đầu văn phòng đại điện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể giao kết hợp đồng mua bán nếu được sự ủy quyền bằng văn bản của Công ty. Việc ủy quyền sẽ phải bằng văn bản và chỉ cho từng lần giao kết hợp đồng.
Như vậy văn phòng đại diện không có chức năng giao kết, ký kết hợp đồng trừ trường hợp đó là văn phòng đại diện của thương nhân, công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài lưu ý quan trọng về thẩm quyền nêu trên khi tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tham khảo về điều lệ, quy chế công ty của các doanh nghiệp thành lập để hiểu rõ hơn về thẩm quyền và hoạt động của chủ thể này, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.
Phạm vi cung cấp thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5
Luật Trần và Liên danh tư vấn thành lập doanh nghiệp tại tất cả các quận/huyện, trong trường hợp Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn trực tiếp trước khi tiến hành công việc, chúng tôi sẽ cử nhân viên đến tận nơi (chỉ áp dụng trong phạm vi <=10km tính từ trụ sở chính công ty), trường hợp Quý khách hàng không nằm trong bán kính <=10 Km, chúng tôi sẽ tư vấn qua điện thoại, email.
Trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ thành lập Công ty, nhân viên của chúng tôi sẽ trực tiếp đến gặp Quý khách hàng để tư vấn, giao hồ sơ, nhận hồ sơ, bàn giao kết quả cho khách hàng. Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập Công ty bởi Công ty chúng tôi.
Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 cần quan tâm điều gì?
So với việc tự thực hiện thủ tục thành lập công ty, sử dụng dịch vụ sẽ khiến mọi người “thảnh thơi” hơn rất nhiều. Bởi thay vì phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như: quy định nhà nước, thủ tục, hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, sửa đổi, bổ sung tài liệu, giấy tờ… cá nhân, tổ chức chỉ cần quan tâm đến:
– Nên lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp của đơn vị nào?
– Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty là bao nhiêu?
– Thời gian được cấp giấy đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao?
Khi và chỉ khi giải quyết ổn thỏa ba câu hỏi trên, mọi người mới có thể lựa chọn được một dịch thành lập công ty hoàn hảo. Có khá nhiều cá nhân, tổ chức hơi chủ quan khi lựa chọn dịch vụ. Họ đưa ra quyết định theo cảm tính mà không đắn đo suy tính nhiều. Nếu may mắn lựa chọn được dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp không có gì xảy ra. Nhưng nếu chẳng may gặp phải đơn vị cung cấp dịch vụ lừa đảo, mọi việc sẽ tệ hơn bạn nghĩ. Mọi người không chỉ mất tiền của, thời gian mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và việc kinh doanh sau này.
Chính vì lý do đó, bản thân mỗi cá nhân, tổ chức trước khi sử dụng dịch vụ của bất kỳ đơn vị nào đều phải có những tìm hiểu nhất định.
Thành lập công ty/doanh nghiệp có cần hộ khẩu hay đăng ký tạm trú không?
Luật doanh nghiệp KHÔNG quy định khi thành lập doanh nghiệp tại tỉnh đó, cổ đông/thành viên/chủ sở hữu công ty phải có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trụ tại tỉnh đó. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp không yêu cầu cổ đông/thành viên/chủ sở hữu công ty phải có hộ khẩu hoặc tạm trú.
Dịch vụ Thành lập công ty năm 2022 theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà khách hàng dự định thành lập công ty
Hiện nay Luật Doanh nghiệp có quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm như sau:
– Công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn) sẽ được chia thành (i) Công ty tnhh 1 thành viên (ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(i) Công ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu 1 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) là chủ sở hữu công ty. Hình thức doanh nghiệp này có thể hiểu là sẽ chỉ cần 1 người góp vốn thành lập công ty
(ii) Công ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu có 2 thành viên (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và tối đa không quá 50 thành viên tham gia góp vốn
– Công ty cổ phần: Công ty cổ phần có tối thiểu là 03 cổ đông tham gia góp vốn (cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) và không giới hạn số lượng cổ đông tham gia góp vốn vào công ty.
– Công ty hợp danh: Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Trên đây là những loại hình Doanh nghiệp cơ bản mà khách hàng thường lựa chọn khi tiến hành thủ tục thành lập công ty, ngoài các loại hình doanh nghiệp nêu trên còn có thêm 1 số loại hình doanh nghiệp khác như Doanh nghiệp tư nhân…vv.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
Để tiến hành thành lập công ty, thành viên hoặc cổ đông công ty cần chuẩn bị những thông tin và tài liệu sau:
– Tài liệu cần cung cấp:
+ Chứng minh thư nhân nhân, thẻ căn cước, hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Bản sao đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty (áp dụng trường hợp thành viên, cổ đông góp vốn là pháp nhân)
– Thông tin cần thiết cho việc thành lập công ty gồm những gì?
+ Thông tin về tên công ty viết bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh và tên Viết tắt;
+ Thông tin về vốn điều lệ công ty dự định đăng ký
+ Thông tin về ngành nghề kinh doanh công ty dự định đăng ký;
+ Thông tin về tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty giữa các cổ đông/thành viên công ty;
+ Thông tin về địa chỉ trụ sở chính công ty
+ Thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Thông tin chi tiết chủ sở hữu, thành viên, cổ đông bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5
Sau khi nhận được đầy đủ thông tin cho việc thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập công ty và chuyển hồ sơ qua email hoặc trực tiếp để khách hàng tham khảo và sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)
Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh thành lập công ty
Sau khi hoàn thành việc soạn thảo hồ sơ và khách hàng đã ký tên vào hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
Hồ sơ sẽ được nộp trực tuyến (trường hợp khách hàng thành lập công ty) hoặc nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ.
Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi công ty được thành lập theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5
Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, các công việc cần làm tiếp theo như sau:
– Khắc dấu công ty và công bố sử dụng mẫu dấu: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu tròn công ty và công bố sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
Thời gian thực hiện khắc dấu: 1 ngày và thời gian công bố mẫu dấu 3 ngày.
– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài công ty: Sau khi đã công bố mẫu dấu, khách hàng sẽ kê khai tờ khai thuế môn và và nộp tờ khai thuế môn bài kèm theo tiền thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mức thuế môn bài sẽ là 2.000.000 VND (với doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ và 3.000.000 VND với các doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ)
– Mua chữ ký số để kê khai thuế:
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và mua phần mềm phát hành hóa đơn điện tử:
– Làm biển tên công ty để dán tại Trụ sở chính công ty
Trên đây là các bước cơ bản khi tiến hành thủ tục thành lập công ty theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 để khách hàng tham khảo
Những câu hỏi thường gặp đối với việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài; Cùng góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam; Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam; Thực hiện đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?
Có. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được hưởng các ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?
Luật đầu tư quy định tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ trường hợp tổ chức kinh tế là: công ty niêm yết; công ty đại chúng; tổ chức kinh doanh chứng khoán; các quỹ đầu tư chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải đóng các loại thuế nào?
Cũng như doanh nghiệp vốn Việt Nam, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đóng một số loại thuế cơ bản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu),…
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận 5 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.