Khi thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam có những dự án bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới có thể đi vào hoạt động. Vậy với Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định những trường hợp nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Trong bài viết dưới đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ gửi tới quý bạn đọc các trường hợp phải thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Các trường hợp nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
“Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.”
Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
“Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật này.
Các trường hợp không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Lưu ý:
Đối với các dự án phải xin quyết định chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, sau đó mới thực hiện dự án đầu tư.
Đối với hai trường hợp đầu tiên không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhu cầu thì vẫn được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện như thế nào?
Theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện cụ thể như sau:
(1) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư trong thời hạn sau đây:
– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
(2) Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
– Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
– Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020;
– Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
– Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
(3) Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngoài ra, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn được hướng dẫn bởi điểm 2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc cơ quan nào?
Tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể như sau:
(1) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
(3) Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
– Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
– Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
– Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
(4) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Ngoài ra, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Luật Trần và Liên Danh tư vấn pháp luật đầu tư chuyên nghiệp, uy tín
Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Xin giấy phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Xin giấy phép liên quan đến thẻ cư trú, tạm trú và visa cho người nước ngoài làm việc và công tác tại Việt Nam.
Thay đổi các thông tin liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Mua bán công ty, sáp nhập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Tạm dừng, giải thể: Văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế, hoàn thuế và các nghĩa vụ khác khi làm việc và đầu tư tại Việt Nam.
Tư vấn cho nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Luật Trần và Liên Danh đồng hành hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi giai đoạn riêng lẻ của dự án cũng như trong toàn bộ quá trình đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây
1. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, đánh giá những lợi ích và rủi ro cho nhà đầu tư dựa trên hệ thống pháp lý, chính sách và môi trường đầu tư tại Việt Nam.
2. Tư vấn cho khách hàng về cấu trúc đầu tư thích hợp nhất cho các dự án cụ thể gián tiếp hoặc trực tiếp. Hỗ trợ nhà đầu tư thiết lập các loại hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
3. Hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá các đối tác và địa điểm kinh doanh tiềm năng, thực hiện việc thẩm tra chi tiết đối với các công ty hoặc tài sản mục tiêu.
4. Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát và đưa ra ý kiến về các tài liệu giao dịch.
5. Hỗ trợ trong việc tham gia đàm phán với các đối tác, xây dựng các hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và giám sát toàn bộ quá trình đầu tư và cảnh báo cho khách hàng những rủi ro có thể xảy ra.
6. Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư; đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài; đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ kê khai thuế, các loại giấy phép con cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau, ….
7. Trong suốt quá trình triển khai dự án, tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ khách hàng trong các công việc: Tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các hồ sơ nội bộ, hồ sơ lao động, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
8. Đại diện cho doanh nghiệp tham gia thương lượng, đàm phán và tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính với các cá nhân / tổ chức có liên quan.
9. Thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất, những văn bản pháp lý, cũng như các chính sách mới của Nhà nước có liên quan hoặc có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
10. Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các công việc pháp lý khác theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Trên đây là một số nội dung về các trường hợp phải thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Công ty luật Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Trong trường hợp cần hỗ trợ và giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hoặc các chủ đề khác trong lĩnh vực đầu tư, quý khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.