Bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự

bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự

Thủ tục bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự sẽ được giải quyết như thế nào? Có thể thấy hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên tình trạng án oan sai vẫn diễn ra ở nhiều nơi, vậy khi bị oan sai thì cần làm những thủ tục gì để được bồi thường, hay những vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề oan sai. Nếu bạn có quan tâm về vấn đề này thì bài viết này sẽ cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.

” alt=”” aria-hidden=”true” />

Oan sai được hiểu như thế nào?

  • Công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) ra quyết  định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, hoặc người đó chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm (CTTP).
  • Công dân đã bị truy tố ra Toà án để xét xử nhưng Toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Toà án cấp dưới bị Toà án cấp trên huỷ, tuyên bị cáo không có tội.
  • Công dân bị truy tố, xét xử, kết án theo một tội danh nặng hơn so với tội danh trên thực tế đã phạm và bản án đã được Toà án cấp trên sửa theo hướng nhẹ hơn.

Những vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự

Theo Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước:

  • Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại
  • Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.
  • Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
  • Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại

Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị oan sai

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường

Nội dung gồm có: Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

Người yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là người yêu cầu) nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường hoặc Sở Tư pháp trong trường hợp chưa xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

  • Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Nhận hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ; cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu.

Nhận hồ sơ qua bưu điện: trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu.

  • Bước 3: Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường

Thụ lý hồ sơ: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý.

Cử người giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.

  • Bước 4: Xác minh thiệt hại

Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh được yêu cầu trong hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

  • Bước 5: Thương lượng việc bồi thường

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Đối với trường hợp nhiều tình tiết tiết phức tạp hơn, thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

  • Bước 6: Quyết định giải quyết bồi thường

Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.

bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự
bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự

” alt=”” aria-hidden=”true” />

Trách nhiệm bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự theo quy định pháp luật

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:

  • Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng.
  • Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.

Theo quy định tại Điều 18 Luật TNBTCNN, các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm:

  • (1) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

– Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ là các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự tiến hành nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra, tạo điều kiện cho người điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ bước đầu, xác định tính chất hành vi của người bị tình nghi thực hiện tội phạm đối với vụ án hình sự hoặc để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Trên thực tế, những trường hợp này được coi là không có căn cứ, không cần thiết, được coi là bị oan và được bồi thường khi lý do để hủy quyết định tạm giữ là do người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, các trường hợp này phải không vi phạm quy định của pháp luật nói chung (pháp luật hình sự, quản lý hành chính, dân sự, lao động,…).

  • (2) Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự do các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo trốn tránh pháp luật. Biện pháp tạm giam được áp dụng đối với những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và thi hành án hình sự. Nói cách khác, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Tuy vậy, biện pháp tạm giam không phải áp dụng cho tất cả bị can, bị cáo mà nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 119 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Như vậy, biện pháp tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự, nó ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi chính trị, quyền tự do của con người. Người bị tam giam bị cách ly với xã hội, bị hạn chế một số quyền công dân. Do đó, để bảo đảm quyền của người bị tạm giam, Luật TNBTCNN đã quy định khi người bị tạm giam có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì người bị tạm giam được Nhà nước bồi thường do họ bị tạm giam oan.

  • (3) Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

Ngoài quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 (tại khoản 4 Điều 18) thì theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự tại điểm d khoản 2 Điều 260, thì: “Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật”.

  • (4) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Đây là trường hợp một người tuy không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam hoặc không bị kết án phạt tù có thời hạn nhưng họ đã bị khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án, hay nói cách khác họ cũng đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng bằng các quyết định tố tụng đặc trưng của mình khẳng định họ là người có tội và có thể đã buộc họ phải chịu hình phạt (cảnh cáo, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản…). Do đó, khi có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.

  • (5) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.

Đây là trường hợp một người theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị tuyên là phạm nhiều tội trong cùng một vụ án và đã chấp hành hình phạt tù nhưng sau đó bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội. Do đó, khi hình phạt mà người đó phải chấp hành ít hơn thời gian mà họ đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.

  • (6) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành.
  • (7) Người bị xét xử bằng nhiều bản án, tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.
  • (8) Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là một trường hợp mới hoàn toàn so với quy định của Luật TNBTCNN năm 2009. Luật TNBTCNN năm 2017 bổ sung thêm trường hợp này cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại đối với một số tội phạm nhất định.

  • (9) Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Luật TNBTCNN bị thiệt hại.

Đây là những trường hợp không phải bị “oan”, nhưng có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp bị “oan” (những trường hợp được Nhà nước bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự nêu trên) thì cũng được bồi thường.

Vai trò của Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết oan sai

Trong trường hợp khách hàng có những vấn đề liên quan đến vấn đề bồi thường oan sai, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc giải quyết oan sai
  • Tư vấn, hướng dẫn giải đáp thắc mắc vấn đề giải quyết oan sai.
  • Hỗ trợ việc chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu bồi thường giải quyết oan sai.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
  • Các công việc khác theo yêu cầu.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139