Để tiến hành một dự án đầu tư công thì cần phải có báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, đây là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyết quyết định nguồn vốn, cân đối ngân sách phù hợp.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công là gì?
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công là văn bản trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án đầu tư công.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư bao gồm Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công và Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C.
Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá, xem xem và quyết định chủ trương đầu tư.
Hướng dẫn làm báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công
Để soạn thảo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đầy đủ và hợp lý cần có trình bày những nội dung như sau:
– Thứ nhất: Phần thông tin chung
+ Phần đầu tiên, phía bên trái báo cáo ghi tên chủ chương trình, phần bên phải ghi quốc hiệu tiêu ngữ
+ Tiếp đến ghi tên báo cáo
+ Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
+ Phần căn cứ: Ví dụ căn cứ luật đầu tư công, Luật đấu thầu…
– Thứ hai: Phần thông tin chung của dự án cần nêu các nội dung như sau:
+ Tên chương trình
+ Chủ chương trình
+ Đối tượng thụ hưởng của chương trình
+ Địa điểm thực hiện chương trình
+ Tổng vốn thực hiện chương trình
+ Tên chủ đầu tư
+ Tên đơn vị sử dụng
+ Địa điểm thực hiện dự án
+ Dự kiến tổng mức đầu tư dự án
+ Nguồn vốn đầu tư:
+ Tiến độ thực hiện:
+ Hình thức đầu tư của dự án
+ Hình thức quản lý dự án
– Thứ ba: Phần nội dung chương trình được luật đầu tư công quy định cụ thể
– Cuối cùng: Người đại diện ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công
Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công bao gồm báo cáo chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công và Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C.
– Mẫu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công
TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– |
Số: …………. |
……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO
Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình ……………..
Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình).
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình (Tên chương trình) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình:
2. Chủ chương trình:
3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
4. Địa điểm thực hiện chương trình:
5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:
– Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
– Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:
– Nguồn vốn khác (nếu có):
6. Thời gian thực hiện:
7. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
8. Các thông tin khác (nếu có):
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của chương trình, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
7. Phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật;
8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương, trình) xem xét, quyết định phê duyệt chương trình (Tên chương trình) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình)./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
– Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C
TÊN CƠ QUAN ——– |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– |
Số: …………. |
……, ngày …… tháng ….. năm ….. |
BÁO CÁO
Đề xuất chủ trương đầu tư dự án ………………
Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án).
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Dự án nhóm:
3. Cấp quyết định đầu tư dự án:
4. Tên chủ đầu tư (nếu có):
5. Địa điểm thực hiện dự án:
6. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể, dự kiến bố trí vốn):
7. Thời gian thực hiện:
8. Các thông tin khác (nếu có):
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN: Báo cáo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 31 của Luật Đầu tư công.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) xem xét, quyết định quyết định chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án)./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN |
Trên đây là nội dung bài viết về Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công. Chúng tôi hi vọng những hướng dẫn từ bài viết sẽ giúp quý khách hàng có thể dễ dàng soạn thảo báo cáo này.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Tại Khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 quy định Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm giao cơ quan chuyên môn hoặc UBND cấp dưới trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương: “Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan Nhà nước cấp trên”.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động.
Như vậy, việc giao cho ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là không phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư công.
Một số hạn chế trong quy định
Chưa có cơ sở rõ ràng
Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
Tuy nhiên, nhiều đơn vị trực thuộc các cơ quan này không có đầy đủ về bộ máy, nhân lực và chuyên môn để thực hiện lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư như UBND các xã, các đơn vị sự nghiệp công lập không có chuyên môn quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nên phải thuê các đơn vị tư vấn đủ điều kiện, năng lực thực hiện việc này nhưng lại vướng do chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư dự án đầu tư công.
Có ý kiến cho rằng, có thể thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020. Tuy nhiên, tại Khoản 20, Điều 1 và Khoản 21, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung năm 2020, chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng như:
Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu…
Còn ở bước lập báo cáo chủ trương đầu tư, chưa có cơ sở rõ ràng để tổ chức thực hiện các công tác như: Lập và phê duyệt đề cương, khảo sát sơ bộ, lên phương án thiết kế sơ bộ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư…
Chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
Luật Đầu tư công cũng chưa điều chỉnh nội dung liên quan đến chi phí cho quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Hiện tại có quy định về chi phí này tại Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 4, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, tuy nhiên tất cả đều được dẫn chiếu về Khoản 2, Điều 15, Luật Đầu tư công năm 2019 với nội dung như sau:
“Chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn chuẩn bị đầu tư.”.
Do vậy, cơ sở của định mức chi phí hoặc cơ sở để lập dự toán chi phí như vậy là chưa rõ ràng nên hầu hết các dự án được phê duyệt đều không ghi vốn cho các khoản, mục chi phí bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Đơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.
Một vướng mắc nữa là các đơn vị trực thuộc nêu trên không có kinh phí chi trả nên phụ thuộc các đơn vị tư vấn.
Ngược lại thì các đơn vị tư vấn này cũng không chắc chắn rằng mình có được trả phí cho việc lập hồ sơ báo cáo thẩm định nội bộ chủ trương đầu tư hay không, nên các ý tưởng chủ chốt của dự án hoặc là rất nghèo nàn hoặc là đã bị hướng theo các chủ ý khác, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Dù vô tình hay hữu ý thì đến bước lập dự án, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, các đơn vị tư vấn này đều muốn được tiếp tục giao thực hiện để có chi phí bù vào bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đã không được chi trả.
Điều này dẫn đến sự không bình đẳng, phụ thuộc, ảnh hưởng tới chất lượng dự án do việc chủ đầu tư đều phải lựa chọn đơn vị tư vấn đã thực hiện ở bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trường học lập các bước tiếp theo của dự án.
Một số đơn vị đã nhận ra các vướng mắc này nhưng do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng nên chưa mạnh dạn đưa chi phí này vào tổng mức đầu tư.
Có một số bộ, ngành Trung ương đưa chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư vào tổng mức đầu tư của dự án.
Do đó kiến nghị phải có hướng dẫn, quy định về các nội dung còn thiếu này, đảm bảo phủ kín các bước chuẩn bị, thực hiện, hậu đầu tư.
Cần quy định cụ thể về thời gian
Hiện tại đã có quy định rất rõ ràng về thời hạn thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhưng không có quy định về khoảng thời gian trình báo cáo tối thiểu trước kỳ hạn cuối cùng để các đơn vị có liên quan tham gia thẩm định nên việc lập các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư luôn bị động, dồn nén vào cuối kỳ, nguyên nhân chính do:
Các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư vướng mắc trong quá trình thuê tư vấn hoặc các cơ quan này không có chuyên môn về đầu tư xây dựng nên lúng túng, chậm trễ, thường gửi các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư về đơn vị đầu mối
Và các đơn vị tham gia ý kiến rất muộn kéo theo việc các cơ quan tham gia thẩm định không có đủ thời gian xem xét, không thể tham mưu hết tất cả các mặt dẫn đến chất lượng một số Báo cáo không tốt.
Cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan
Để tránh bị động khi thẩm định Báo cáo , cần phải có cơ chế, quy định về thời gian để các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án phải trình trước kỳ hạn cuối trên đây một khoảng thời gian nhất định đủ để các sở, ngành, địa phương tham gia ý kiến.
Từ đó nâng cao chất lượng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm tra hiện trường đầy đủ, tăng tính khả thi của chương trình, dự án.
Thời gian thẩm định chương trình, dự án
Thời gian thẩm định chương trình, dự án của Luật Đầu tư công cũng chưa rõ ràng, Điều 52 Luật Đầu tư công năm 2019 chỉ nêu:
“Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm là chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án”.
Điều này có thể dẫn tới một số hệ lụy như: Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư không cần thiết phải trình sớm để chương trình, dự án được thẩm định đủ thời gian theo quy định; thời gian trình thẩm định thường được dồn đến cuối kỳ hạn; các đơn vị tham gia thẩm định không có đủ thời gian tối thiểu để đề xuất, chỉnh sửa các nội dung dự án, làm giảm chất lượng dự án, phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có dự án bị kết luận chưa khả thi vào thời điểm thẩm định;
UBND các cấp bị động trong quá trình phê duyệt. Các sở, ngành, địa phương bị động trong quá trình thẩm định, tham gia ý kiến…
Do đó, cần có quy định về thời gian tối thiểu dành cho công tác thẩm định, thúc đẩy các đơn vị được giao chủ đầu tư lập chương trình, dự án trình thẩm định đủ thời gian để các đơn vị có liên quan xem xét, đảm bảo dự án khả thi.
Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!