Bán buôn thuốc lá

bán buôn thuốc lá

Hiện nay tôi đang muốn mở đại lý bán lẻ thuốc lá nhưng vẫn chưa có nhiều kiến thức về vấn đề này. Tôi muốn biết thuốc lá gồm những loại nào, để bán lẻ thuốc lá thì tôi cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào không? Điều kiện bán buôn thuốc lá là gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.

Pháp luật quy định như thế nào về bán lẻ thuốc lá?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, thuốc lá là “sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.”

Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về kinh doanh thuốc lá như sau: “Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”

Bên cạnh đó, khoản 12 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định về thương nhân bán lẻ như sau:

“12. “Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.”

Như vậy, bán lẻ thuốc lá là hành vi người bán (gọi là thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá) tiến hành mua thuốc lá từ thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, sau đó đem về bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một bước trong chuỗi các hoạt động của kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc lá theo quy định của pháp luật.

Cần điều kiện nào để được bán lẻ thuốc lá?

Việc bán thuốc lá của bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 như sau:

–   Phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ;

–  Phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

–  Không được bán thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, trừ khu vực cách ly của sân bay; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét (m) tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

Theo đó, khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, quy định những trường hợp được cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, cụ thể như sau:

–   Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;

–  Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Như vậy, để tiến hành bán lẻ thuốc lá như mong muốn ban đầu, trước tiên bạn cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể và về địa điểm kinh doanh, cũng như có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, trên đó có ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá gồm những gì?

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 13 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh”

Như vậy, để được cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá, trước tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ những giấy tờ nêu trên, nhằm đảm bảo việc xin giấy phép được diễn ra thuận lợi.

Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Một số mức xử phạt trong trường hợp vi phạm quy định về bán lẻ thuốc lá được nêu tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán lẻ thuốc lá.

(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;

– Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;

– Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(3) Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại mục 2.

(4) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c mục 2. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Do đó, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ áp dụng mức xử phạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, vì bạn chưa nêu rõ đại lý bán lẻ của bạn hoạt động với tư cách là cá nhân hay tổ chức, nên bạn còn cần tham khảo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP để xác định chính xác mức phạt trong trường hợp có vi phạm:

“5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo đó, nếu đại lý bán lẻ của bạn là tổ chức kinh doanh thì mức phạt tiền nêu trên sẽ được nhân 02 lần.

Tội buôn bán thuốc lá lậu sẽ bị xử lý như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi chót dại theo bạn bè ra Quảng Ninh đánh thuốc lá lậu về địa phương để bán lẻ thì bị công an bắt giữ. Xin hỏi: Tôi sẽ bị phạt như thế nào ? có khi nào bị phạt tù hay không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Trần và Liên Danh. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính về vận chuyển, tàng trữ thuốc lá quy định tại như sau:

“Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu

Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 300 bao;

bán buôn thuốc lá
bán buôn thuốc lá

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 400 bao;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 500 bao.

Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;

c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 500 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”

-> Theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Còn căn cứ quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm như sau:

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về điều kiện bán buôn thuốc lá. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139