Tư vấn luật thương mại

tư vấn luật thương mại

Hoạt động thương mại là nồng cốt cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá, mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhận thức rõ vai trò của thương mại có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời kỳ hội nhập, pháp luật thương mại với hệ thống cơ sở pháp lý ngày càng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia.

Tuy nhiên trên thực tế, bởi tính chất đặc thù của hoạt động thương mại rất đa dạng, đa ngành, đa quốc gia nên việc phát sinh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

Với đội ngũ Luật sư và Chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại và là đối tác tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài nước trong nhiều năm qua, Luật Trần và Liên Danh tư vấn luật thương mại và luôn đồng hành, đưa ra những giải pháp tối ưu trong lĩnh vực hoạt động thương mại.

Thương mại là gì?

Thương mại là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:

– Hoạt động thương mại giúp điều kiện quá trình sản xuất vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường.

– Thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa.

– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng vì qua đây nó có thể tạo dựng ra được các tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.

Vai trò của thương mại

Hoạt động thương mại có vai trò như sau:

– Điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

– Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

– Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Đặc điểm của hoạt động thương mại

Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động hàng hóa đều nhằm hướng đến mục đích nhất định đó chính lại tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Do vậy hoạt động thương mại sẽ bao gồm một số đặt điểm dưới đây:

– Chủ thể tham gia hoạt động thương mại

Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại sẽ được gọi chung là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại thì phải có ít nhất một bên chủ thể là thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp.

Từ Luật Thương mại 2005 thì ta có thể hiểu thương nhân chính là các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, diễn ra thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Mục đích hoạt động thương mại

Bất cứ chủ thể nao khi tham gia vào hoạt động thương mại đều nhằm một mục đích quan trọng nhất đó chính là tạo ra được lợi ích kinh tế.

Thông qua quá trình thương mại, các chủ thể sẽ đáp ứng đạt được nhu cầu của nhau, bên cung sẽ cung cấp cho bên cầu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu, đổi lại bên cầu sẽ trả lại khoản tiền tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đó cho bên cung cấp.

– Nội dung chính của hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại gồm có 2 nội dung lớn đó chính là: Mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Ngoài 2 nội dung này ra thì mọi hoạt động diễn ra dưới các hình thức khác nhau đều nhằm mục đích thu lợi nhuận thì đều được xác định là hoạt động thương mại.

– Phạm vị của hoạt động thương mại

Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành đối với tất cả các lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh.

Phạm vị của hoạt động thương mại không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể tiến hành thực hiện trên phạm vi quốc tế.

tư vấn luật thương mại
tư vấn luật thương mại

Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Để được bảo hộ, tên thương mại phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Có khả năng phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác;

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Xem thêm: Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu.

Trong thực tế tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại Cục sở hữu trí tuệ.

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Tư vấn pháp luật thương mại

Tư vấn pháp luật thương mại hỗ trợ và trả lời trực tuyến quy định về các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; hội chợ, triển lãm; quảng cáo thương mại, khuyến mại; gia công thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ logistic; quá cảnh hàng hóa; giám định hàng hóa; nhượng quyền thương mại; xuất nhập khẩu hàng hóa và giải quyết tranh chấp thương mại…

 Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thương mại như sau:

Tư vấn pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa.

Tư vấn pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ.

Tư vấn pháp luật về tổ chức hội chợ, triển lãm.

Tư vấn pháp luật về tổ chức khuyến mại.

Tư vấn pháp luật về quảng cáo thương mại.

Tư vấn pháp luật về tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ

Tư vấn pháp luật về thực hiện dịch vụ logistic.

Tư vấn pháp luật về quá cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tư vấn pháp luật về nhượng quyền thương mại.

Tư vấn pháp luật về các vấn đề khác liên quan đến hoạt động thương mại.

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại

Hiện nay, đa số các cá nhân/tổ chức đều chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nhờ Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khi hoạt động dẫn đến rất nhiều trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính, hậu quả có thể là một khoản tiền phạt khổng lồ, cấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy tại sao cần phải nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật thương mại?

Tư vấn pháp luật thương mại là gì?

Doanh nghiệp được thành lập ra với tôn chỉ quá rõ ràng là mục đích lợi nhuận. Mọi hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện đúng dựa trên những quy định pháp luật nói chung và Pháp luật về thương mại nói riêng.

Vì thế mà nhu cầu tìm hiểu, được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến luật này cũng ngày càng tăng cao nhằm giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động thương mại của mình sao cho thật hiệu quả không vi phạm pháp luật. Đối với một doanh nghiệp nhất định, cần phải được tư vấn về:

Các Bộ Luật, Luật chính quy định về quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp:

Về vốn góp, thành viên công ty;

Các văn bản thống nhất áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp;

Hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công…

Pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm ngành chính mà doanh nghiệp kinh doanh thực tế. Đối với mỗi ngành nghề ngoài việc phải thống nhất áp dụng Luật Thương mại thì còn phải chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành, Nghị định, Thông tư Hướng dẫn áp dụng;

Ví dụ:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề liên quan đến dược phẩm thì cần thực hiện theo các Quy định của Luật Dược, Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành, Thông tư 20/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc…;

Đối với Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề Liên quan đến nhà hàng thì cần nắm rõ các Quy định của Luật An Toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Tại sao lại nên nhờ Luật sư tư vấn pháp luật về thương mại

Trong cuộc sống hàng ngày, trong các hoạt động của doanh nghiệp, pháp luật được sử dụng như một công cụ điều chỉnh hành vi của con người và pháp luật được coi là tuyệt đối còn còn người phải sống, sinh hoạt sản xuất dựa trên các quy định của pháp luật.

Trong khi trên thực tế không phải tất cả các cá nhân, tổ chức đều am hiểu pháp luật đặc biệt đối với lĩnh vực pháp luật phức tạp, nếu không am hiểu chuyển sâu sẽ không nắm rõ hết được như pháp luật thương mại.

Vì thế doanh nghiệp rất cần đến sự trợ giúp, tư vấn của các luật sư, các chuyên gia pháp lý để có được những cái nhìn cụ thể, toàn diện và đúng đắn về luật thương mại.

Nội dung tư vấn pháp luật thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp lường trước được những tranh chấp, những rủi ro, khó khăn có thể xảy ra để tránh mắc sai lầm mà vi phạm quy định của pháp luật.

Đặc biệt trong thời buổi hội nhập thương mại quốc tế như hiện nay thì việc tư vấn pháp luật thương mại sẽ giúp doanh nghiệp bạn hoạt động thương mại một cách thuận lợi và dễ dàng vươn ra thị trường quốc tế hơn.

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại

Các công việc của luật sư tư vấn pháp luật thương mại như sau:

Tư vấn về thủ tục, điều kiện thành lập các loại hình doanh nghiệp khác nhau: (Như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…, tư vấn lựa chọn mô hình phù hợp với tình hình hiện tại và sự phát triển trong tương lai của công ty);

Tư vấn quy định và thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh các loại hình doanh nghiệp (đăng ký thay đổi tên công ty, thay đổi vốn điều lệ, vốn đầu tư, thay đổi thành viên/cổ đông công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở,…);

Tư vấn quản trị nội bộ hoạt động doanh nghiệp (như quy định về sổ đăng ký cổ đông, sổ thành viên, điều lệ công ty, vốn góp, chuyển nhượng vốn góp,….);

Tư vấn quy định pháp luật và hỗ trợ dịch vụ tư vấn liên quan về quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước;

Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp;

Tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản doanh nghiệp;

Tư vấn về các hình thức cơ bản trong giao dịch thương mại chằng hạn như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, đấu thầu, đấu giá…

Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo các loại hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, phân tích những rủi ro pháp lý tiềm ẩn và đề xuất các giải pháp đối với các hợp đồng thương mại: hợp đồng mua bán hàng hoá…

Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, rà soát các hợp đồng của quý khách hàng

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại, đăng ký lưu hành mỹ phẩm, dược phẩm ở Việt Nam, xin cấp phép quảng cáo, khuyến mại …

Tư vấn liên quan đến lao động của doanh nghiệp (xây dựng quy chế làm việc, nội quy doanh nghiệp, thỏa ước lao động, nội quy lao động, thang lương, bảng lương…);

Tư vấn pháp luật thường xuyên đồng thời cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp;

Tư vấn cho khách hàng các quy định cũng như thủ tục về giải quyết tranh chấp thương mại;

Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tranh chấp thương mại ngoài tố tụng hoặc bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các tranh chấp thương mại tại tòa án, trọng tài.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn luật thương mại. Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139