Du học Nhật Bản không phải là mục đích cuối cùng, nhưng đó là bước đầu tiên để biến giấc mơ chinh phục nền giáo dục quốc tế thành hiện thực. Do đó, trước khi đi du học Nhật các bạn phải xác định rõ mục đích và mục tiêu du học để tránh lãng phí thời gian cũng như tiền bạc. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc quy trình, thủ tục du học nhật bản mới nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Xác định rõ lộ trình du học
Xác định lộ trình du học là một trong những vấn đề quan trọng. Bạn có thể hình dung và có sự chuẩn bị cho từng giai đoạn.
Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật, chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam (từ 5 tháng đến 1 năm).
Giai đoạn 2: Bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học. Thời gian từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm.
Giai đoạn 3: Bạn theo học các bậc học trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 – 5 năm), cao học (2 – 3 năm). Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
Chọn trường tiếng Nhật
Chọn trường cũng là một bước rất quan trọng trong thủ tục du học Nhật bản. Nhiều bạn có suy nghĩ là học trường nào cũng được, chỉ cần được du học Nhật bản là được. Nhưng khi vào học mới thấy những điểm không tốt của trường, không phù hợp với bản thân. Như thế sẽ gây ra tâm lý chán nản, lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức.
Do đó, ngay từ đầu bạn phải tìm hiểu thật kĩ về các trường mà bạn định đi du học. Khi chọn trường cần chú ý những vấn đề sau:
Lĩnh vực mình muốn học
Năng lực bản thân
Nghề nghiệp, bước tiến trong tương lai
Chuẩn bị hồ sơ du học
Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:
Các giấy tờ liên quan đến cá nhân.
Giấy khai sinh
Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có). (bản gốc)
Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (bản gốc).
Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng).
Sổ hộ khẩu (bản công chứng).
15 ảnh 3×4
Hộ chiếu (nếu có).
Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có).
Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính.
Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (Chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em, …v.v.. hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình).
Giấy Chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính. (02 bản công chứng).
Quy trình thủ tục 9 bước chuẩn bị hành trang du học Nhật Bản
Bước 1: Lập kế hoạch du học
Hãy trả lời các câu hỏi.
Việc đi du học Nhật Bản đó là kế hoạch của cuộc đời bạn, giấc mơ của bạn? Bạn muốn làm gì?
Tại sao? Mục đích du học Nhật Bản của bạn là gì?
Ở đâu? Bạn sẽ học ở trường nào?
Bao lâu? Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành khóa học của bạn?
Bạn muốn học gì? Chuyên ngành gì?
Khi nào bắt đầu?
Mất bao nhiêu tiền?
Bước 2: Củng cố và nâng cao ý chí tinh thần
Du học Nhật Bản hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng cuộc sống du học cũng không phải chỉ toàn màu hồng.
Khi đến Nhật Bản bạn sẽ phải bước vào một cuộc sống hoàn toàn tự lập. Không còn ai ở bên để giúp đỡ bạn những việc nhà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không còn ai lo lắng chăm sóc mỗi khi ốm đau. Bạn phải luôn giữ cho mình khỏe mạnh để gồng lên chiến đấu cùng chương trình học với khối lượng bài tập lớn, thời gian đi làm thêm để trang trải cuộc sống.
Có thể thấy rằng nếu bạn muốn đi du học, để tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân cần phải chuẩn bị càng chắc chắn về trình độ kiến thức, khả năng tài chính, nền tảng văn hóa của đất nước Nhật Bản. Cũng như ý thức những khó khăn sẽ chờ đợi mình.
Bước 3: Xác định rõ lộ trình du học
Trước và sau khi sang Nhật Bản học bạn phải trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật, chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam (từ 5 tháng đến 1 năm).
Giai đoạn 2: Bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học. Thời gian từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm.
Giai đoạn 3: Bạn theo học các bậc học trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 – 5 năm), cao học (2 – 3 năm). Bạn có thể chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.
Bước 4: Xác định thời điểm du học
Thời gian dự kiến du học |
Thời gian học tiếng Nhật tại Việt Nam |
Thời gian bắt đầu làm hồ sơ tại Việt Nam |
Thời gian phải nộp hồ sơ lên Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản |
Thời gian biết kết quả visa |
Tháng 1 |
Cuối tháng 6 năm trước |
Cuối tháng 8 năm trước |
Cuối tháng 9 năm trước |
Cuối tháng 11 năm trước |
Tháng 4 |
Cuối tháng 8 năm trước |
Cuối tháng 10 năm trước |
Cuối tháng 12 năm trước |
Cuối tháng 2 |
Tháng 7 |
Cuối tháng 10 năm trước |
Cuối tháng 2 |
Cuối tháng 4 |
Cuối tháng 5 |
Tháng 10 |
Cuối tháng 2 |
Cuối tháng 5 |
Cuối tháng 7 |
Cuối tháng 8 |
Sau khi kết thúc khóa học, du học sinh có thể đăng ký học lên tại các trường cao học, đại học, trung cấp nghề…
Bước 5: Chọn trường tiếng Nhật
Chọn trường cũng là một yếu tố quan trọng nhằm giúp các bạn có cuộc sống dễ dàng hơn.
Đừng quên tìm hiểu thật kĩ thông tin về trường
Hãy từ bỏ ngay ý định không chịu tìm hiểu kĩ về trường mình lựa chọn, rằng “học ở đâu cũng được, cứ vào đã”. Có nhiều trường hợp là vào học rồi mới nhận thấy trường này không tốt, những gì mình muốn học thì không được học.
Việc lựa chọn nhầm trường không chỉ gây lãng phí về tiền của, thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng đến tinh thần.
Khi chọn trường cần chú ý những vấn đề sau:
Lĩnh vực mình muốn học: Cái gì mà bạn muốn học? Tìm hiểu nội dung giờ học đó mình có thể học không?
Năng lực bản thân: Hãy chọn trường phù hợp với năng lực của mình. Tùy theo kết quả của kỳ thi tuyển, cũng có thể bạn không vào được trường như mong muốn, vì vậy bạn nên thi vào nhiều trường khác nhau
Nghề nghiệp, bước tiến trong tương lai: Hãy tìm hiểu kỹ về các trường mà bạn có thể học được những kiễn thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp, con đường lập nghiệp trong tương lai
Bước 6: Chuẩn bị hồ sơ du học
Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:
Các giấy tờ liên quan đến cá nhân
Giấy khai sinh
Bằng tốt nghiệp, bảng điểm THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học (nếu có) (bản gốc)
Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học (bản gốc)
Chứng minh thư nhân dân (02 bản công chứng)
Sổ hộ khẩu (bản công chứng)
15 ảnh 3×4
Hộ chiếu
Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT hoặc NAT-TEST) (nếu có)
Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh tài chính
Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải là cha, mẹ, anh, chị, em, hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu gia đình)
Giấy chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính (02 bản công chứng)
Bước 7: Dịch thuật, xử lý hồ sơ, gửi hồ sơ sang trường tại Nhật
Ở bước này, Viet Global sẽ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ của các bạn một cách tốt nhất.
Bước 8: Trả lời điện thoại của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản
Khi xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú của bạn, Cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản có thể gọi điện về cho công ty của người bảo lãnh, người bảo lãnh và du học sinh để xác nhận thông tin.
Vậy nên các bạn cần lưu ý cần trả lời chính xác thông tin mà bạn đã đăng ký khi làm hồ sơ nhé. Nếu trả lời sai thì bạn sẽ mất tư cách lưu trú, bạn sẽ không được tiếp tục đi du học và sẽ ảnh hưởng đến việc sang Nhật của bạn sau này. Các bạn cần lưu ý điều này nhé.
Bước 9: Xin visa du học Nhật Bản
Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải xin visa trước tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản. Dưới đây là thủ tục xin visa. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh phụ trách nhận hồ sơ xin visa đối với người hiện đang sinh sống ở khu vực miền Nam từ các tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào. Đối cvới những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc, xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Sau khi trường Nhật ngữ gửi giấy tư cách lưu trú bản gốc và giấy nhập học cho học sinh, các bạn sẽ dùng những giấy tờ đó để tới Đại sứ quán Nhật Bản tại số 27 Liễu Giai, Hà Nội (Đối với các bạn ở gần khu vực Hà Nội) để xin cấp visa du học. Đồng thời, bạn cũng sẽ được hướng dẫn điền vào tờ khai để xin visa Du học Nhật Bản (tất cả đều ghi bằng tiếng Anh).
Hồ sơ xin visa du học Nhật Bản bao gồm:
1 |
Hộ chiếu |
Số lượng |
2 |
Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu |
1 bản |
3 |
Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại |
2 hình |
4 |
Giấy tư cách lưu trú |
1 bộ(bản chính) |
5 |
Hồ sơ xác minh đương sự |
|
6 |
Giấy gọi nhập học |
1 bản(bản chính |
Chi tiết chi phí du học Nhật
Chi phí làm hồ sơ
Nếu bạn có nhiều hiểu biết về quy trình và thủ tục du học Nhật thì có thể tự làm. Thế nhưng đa số các bạn đều tìm đến các trung tâm để nhờ sự trợ giúp. Bởi hồ sơ du học Nhật cần khá nhiều loại giấy tờ, liên hệ với trường, những thay đổi qua các năm cũng khác nhau. Do đó, nếu tự làm sẽ có nhiều sai sót.
Các trung tâm sẽ làm hồ sơ chuyên nghiệp, trọn gói và tối ưu về thời gian. Do đó, bạn cần phải trả một khoản chi phí cho trung tâm. Hiện nay, chi phí làm hồ sơ giữa các trung tâm chênh lệch khá nhiều. Do đó, cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký nhé!
Chi phí học tiếng Nhật tại trung tâm
Tất cả các chương trình, học bổng du học đều bắt buộc trình độ tối thiểu N5. Một số khác yêu cầu N4, N3.
Các bạn nên học tiếng Nhật trước khi sang để có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Chi phí cho một khóa học tiếng Nhật dao động trong khoảng 10 – 20 triệu tùy từng trung tâm.
Học phí các trường Nhật Bản
Hiện nay, chi phí du học Nhật Bản năm đầu bao gồm học phí, phí tuyển sinh, phí CSVC của các trường Nhật thường rơi vào khoảng 600,000 – 750,000 yên/năm (~130-160 triệu VNĐ). Tùy thuộc vào vị trí địa lý, cơ sở vật chất,… mà mỗi trường đều có chi phí khác nhau.
Học sinh cần hoàn thành học phí 1 năm trước khi sang Nhật. Tuy nhiên, nhiều trường chỉ cần đóng trước 6 tháng và hỗ trợ trả góp từng tháng.
STT |
Tên trường |
Học phí 1 năm |
1 |
Học viện Nhật ngữ Sendagaya – Tokyo |
690.000 yên ~137 triệu VNĐ |
2 |
Trường Nhật ngữ Tokyo World |
648.000 yên ~130 triệu VNĐ |
3 |
Học viện đàm thoại quốc tế ICA – Tokyo |
601.000 yên ~120 triệu VNĐ |
4 |
Trường Nhật ngữ JIN – Tokyo |
653.400 yên ~130 triệu VNĐ |
5 |
Trường Nhật ngữ Eikou – Saitama |
600.000 yên ~120 triệu VNĐ |
6 |
Trường ngôn ngữ Hanasaku – Saitama |
600.000 yên ~120 triệu VNĐ |
7 |
Học viện Nhật ngữ EHLE – Osaka |
720.000 yên ~143 triệu VNĐ |
8 |
Học viện Nhật ngữ NIPPON – Gunma |
565.500 yên ~113 triệu VNĐ |
9 |
Học viện giáo dục quốc tế Tochigi – TIEI |
704.000 yên ~140 triệu VNĐ |
10 |
Trường Nhật ngữ ISI (tokyo – kyoto – Nagano) |
695.000 yên ~ 138 triệu VNĐ |
Chi phí ký túc xá
Mức phí ký túc xá của du học sinh Nhật Bản dao động từ 20,000-45,000 yên (4 – 9 triệu/tháng) sẽ được chia đều cho từng người của KTX. Trước khi sang Nhật, bạn sẽ phải thanh toàn 6 tháng chi phí KTX.
Chi phí sinh hoạt hàng tháng
Để trả lời câu hỏi “Du học Nhật Bản tốn bao nhiêu tiền?” bạn cần tính toán chi phí sinh hoạt hàng tháng. Chi phí này bao gồm: tiền ăn uống, điện nước, đi lại, thuốc men, …
Chi phí ăn uống
Các bạn học sinh tại VJ cho biết, trung bình 1 tháng nấu ăn tự túc rơi vào khoảng 2 – 2,5 Man (4 – 5 triệu VNĐ). Nhưng nếu bạn sống ở các vùng trung tâm như Tokyo, Osaka thì con số này có thể lên tới 3 – 3,5 Man/tháng (6 – 7 triệu).
Nếu du học sinh không thể tự nấu, thức ăn sẵn trong siêu thị chính là sự thay thế. Tuy nhiên, giá cơm sẵn tại Nhật khá đắt, các thức ăn đóng hộp thường có giá từ 100-500 yên. Vậy, trung bình bạn đã phải chi tiêu tối thiểu 300 yên ngày, tương đương với 9 Man/tháng (18 triệu).
Chi phí điện nước
Khi ở KTX của trường, học sinh cần đóng phí điện, nước, gas phụ thuộc vào số lượng sử dụng tiêu hao của phòng.
Tổng chi phí cả phòng chỉ khoảng 7,000 – 8,000 yên/tháng. Sẽ không quá nhiều vì các bạn cùng phòng sẽ chia đều ra, mỗi người chỉ khoảng 1 – 2,000 yên/tháng (200 – 400 nghìn VNĐ).
Chi phí đi lại
Nếu bạn ở ký túc xá, có thể đi bộ đến trường tiết kiệm chi phí. Nếu muốn đi chơi xa, có thể đi tàu điện với giá rẻ cho sinh viên.
Chi phí khác
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã trả lời được câu hỏi quy trình thủ tục du học Nhật Bản gồm những bước nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về du học Nhật Bản, liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn tốt nhất.