Tập đoàn VNPT là gì?

Tập đoàn VNPT là gì

Tập đoàn VNPT có phải là doanh nghiệp nhà nước không? tập đoàn VNPT là gì? Vốn Điều lệ của VNPT hiện nay là bao nhiêu?

Tập đoàn VNPT có phải là doanh nghiệp nhà nước không?

Căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định về tập đoàn VNPT như sau:

Điều 2. Tên gọi, trụ sở chính

Tên gọi bằng tiếng Việt: TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group.

Tên viết tắt: VNPT.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trụ sở chính: Số 57 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 84-4-37740091 Fax: 84-4-37741093

Website: http://www.vnpt.vn

Biểu tượng (logo) của VNPT tại thời Điểm phê duyệt Điều lệ được đăng ký theo Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Điều 3. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của VNPT

Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của VNPT

a) VNPT là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

b) VNPT có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu; được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

c) VNPT có quyền sở hữu đối với thương hiệu, biểu tượng và tên gọi của mình theo quy định của pháp luật.

d) VNPT có vốn và tài sản riêng; chịu trách nhiệm đối với các Khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn Điều lệ của VNPT.

Chức năng chủ yếu của VNPT

a) Trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực được giao kết hợp với chức năng đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật.

b) Đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết ở trong nước và nước ngoài; chi phối các công ty con thông qua vốn, nghiệp vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường hoặc các căn cứ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

c) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn của VNPT tại các công ty con, công ty liên kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của VNPT theo hợp đồng liên kết đối với các công ty tự nguyện liên kết.

Như vậy, VNPT là tên viết tắt của TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Posts and Telecommunications Group).

VNPT là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ.

Có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, nhãn hiệu, thương hiệu; được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 6 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP cũng quy định:

Chủ sở hữu của VNPT

Nhà nước là chủ sở hữu của VNPT. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ có liên quan, Hội đồng thành viên VNPT thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VNPT theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Như vậy, theo quy định trên tập đoàn VNPT là doanh nghiệp nhà nước.

Vốn Điều lệ của VNPT hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP như sau:

Vốn Điều lệ của VNPT

Vốn Điều lệ của VNPT tại thời Điểm phê duyệt Điều lệ này là 72.237 tỷ đồng (bảy mươi hai nghìn, hai trăm ba mươi bảy tỷ đồng). Việc Điều chỉnh vốn Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông và thẩm định của Bộ Tài chính.

Tập đoàn VNPT là gì
tập đoàn VNPT là gì

Như vậy, vốn Điều lệ của VNPT tại thời Điểm phê duyệt Điều lệ này là 72.237 tỷ đồng (bảy mươi hai nghìn, hai trăm ba mươi bảy tỷ đồng). Việc Điều chỉnh vốn Điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông và thẩm định của Bộ Tài chính.

Ngành nghề đầu tư chính của tập đoàn VNPT là gì?

Căn cứ vào Điều 4 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 25/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh của VNPT

Mục tiêu hoạt động

a) Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước; kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VNPT và vốn của VNPT đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao.

b) Xây dựng và phát triển Tập đoàn VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

c) Tham gia cung cấp hạ tầng và dịch vụ đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, Điều hành của các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

d) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn VNPT.

Ngành, nghề kinh doanh chính của VNPT

a) Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.

b) Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.

c) Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.

Ngành nghề kinh doanh có liên quan của VNPT

a) Đầu tư tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.

b) Quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính; bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.

c) Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, cơ sở nhà đất hiện có của VNPT.

Các ngành nghề kinh doanh do VNPT đang đầu tư không thuộc Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì thực hiện thoái vốn theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

VNPT có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.

Ngành, nghề kinh doanh chính của tâp đoàn VNPT là:

+ Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.

+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.

+ Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện.

Bên cạnh đó, tập đoàn VNPT còn có các ngành nghề liên quan khác tại khoản 3. Ngoài ra, tập đoàn VNPT có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.

Doanh nghiệp có phần vốn nhà nước là gì?

Doanh nghiệp có phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng

Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).

Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);

c) Thành viên Hội đồng thành viên;

d) Tổng giám đốc;

Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có phần vốn nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

Hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Ai có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với người đại diện tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước?

Thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật đối với người đại diện tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của cơ quan đại diện chủ sở hữu:

a) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên;

b) Có ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc;

c) Phê duyệt chủ trương theo đề nghị của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc.

Đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước:

Quyết định đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.

Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước của doanh nghiệp có phần vốn nhà nước.

Việc kiêm nhiệm chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định thế nào?

Việc kiêm nhiệm chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước

Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:

a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.

Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:

a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;

b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;

d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy, việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định cụ thể như sau:

– Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;

– Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;

– Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;

– Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi tập đoàn VNPT là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139