Lập công ty FDI tại Đắk Lắk

lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn lực kinh tế thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Vậy FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI? Dưới đây là bài tư vấn các bước để thực hiện lập công ty FDI tại Đắk Lắk do Luật Trần và Liên danh thực hiện.

Đặc điểm doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước. Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam. Khi hết thời hạn qui định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.

Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thâm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình.

Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.

Hành trình hơn 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế của nền kinh tế. Khu vực FDI đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển nhanh chóng và ổn đinh của nền kinh tế Việt Nam.

Không chỉ là môi trường để phát huy nội lực thực hiện công cuộc đổi mới, mà còn là cơ sở chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai, nếu tiếp tục xây dựng các chính sách phù hợp, đồng thuận giữa hai bên, FDI hứa hẹn có thể giúp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Thành lập công ty FDI tại Đắk Lắk cần chuẩn bị tài liệu gì?

Theo Khoản 15 Điều 2 nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư 2020: “Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm: …b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức.” do đó tài liệu để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư (Bản sao chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư cá nhân và Bản sao giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động của nhà đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư);

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện hạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. (Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư);

Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Điều lệ công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp lựa chọn;

Danh sách cổ đông, thành viên và danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có)

Sau khi chuẩn bị tài liệu nhà đầu tư cần khai và trình bày thông tin hồ sơ thành lập công ty phù hợp để được chấp thuận. Rất nhiều khách hàng bị cơ quan quản lý đầu tư từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do: Địa điểm thực hiện dự án không phù hợp với mục tiêu hoạt động; Năng lực tài chính không phù hợp với quy mô kinh doanh; Ưu đãi đầu tư không phù hợp với thông tin dự án;… và Luật Trần và Liên danh đã trợ giúp thành công để nhà đầu tư sớm triển khai hoạt động kinh doanh. Với vai trò là Luật sư, Công ty Luật Trần và Liên danh sẽ thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thành lập công ty liên doanh cho quý vị theo ủy quyền đồng thời tư vấn cho khách hàng các nội dung sau:

  • Tư vấn lựa chọn thông tin đăng ký đầu tư: Lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư (Công ty TNHH hay công ty cổ phần), địa chỉ trụ sở, vốn đầu tư, mục tiêu dự án, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản vốn, thời hạn góp vốn…
  • Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư chuẩn nhanh chính xác;
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm con dấu pháp nhân, khắc dấu tròn công ty)
  • Tư vấn thủ tục sau thành lập công ty, dịch vụ tư vấn pháp luật thuế – kế toán, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các vấn đề liên quan đến thương hiệu quyền sở hữu trí tuệ…;
  • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
    lập công ty FDI tại Đắk Lắk
    lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Quy trình thủ tục đăng ký lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gắn với lập công ty FDI tại Đắk Lắk

Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư và điều ước quốc tế về đầu tư;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định này;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty
  • Giấy ủy quyền
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Bản sao công chứng giấy tờ cá nhân người đại diện pháp luật

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố.

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 5-8 ngày làm việc

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện

Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

  • Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
  • Nhà đầu tư không phải Cấp Giấy phép kinh doanh cho hoạt động Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, bán buôn hàng hóa (không thuộc các loại hàng hóa: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí).
  • Nhà đầu tư thực hiện Cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.

Các bước thực hiện thủ tục lập công ty FDI tại Đắk Lắk: Đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam

Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam. Theo đó, thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam

  • Trên thực tế vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài

  • Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
  • Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Đắk Lắk của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139