Báo cáo tài chính là một hệ thống các bảng và biểu đồ được sử dụng để mô tả vị trí kinh doanh hoặc dòng tiền của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo trình bày tình hình tài chính. Vậy quy trình làm báo cáo tài chính năm theo quy định năm 2022 như thế nào? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!
Báo cáo tài chính là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
Quy định về báo cáo tài chính năm
Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán, tại kỳ đầu tiên kể từ khi thay đổi, kế toán thực hiện chuyển đổi số dư sổ kế toán sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá chuyển khoản của một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Tỷ giá áp dụng đối với thông tin so sánh (cột kỳ trước) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Khi trình bày thông tin so sánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của kỳ có sự thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, đơn vị áp dụng tỷ giá chuyển khoản bình quân kỳ trước liền kề với kỳ thay đổi (nếu tỷ giá bình quân xấp xỉ tỷ giá thực tế).
Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.
Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
Thời điểm lập báo cáo tài chính năm?
Căn cứ khoản 3 điều 29 luật kế toán 2015, Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Do đó Thời điểm lập báo cáo tài chính năm là trước thời hạn nộp báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm gồm những gì?
Theo thông tư 200 có quy định tại Điều 100 báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:
Bảng cân đối về kế toán (Mẫu số B01-DN)
Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B09-DN)
Trong đó báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ sẽ gồm có:
Bảng cân đối về kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN).
Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN).
BC về hoạt động lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN).
Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN
Bộ báo cáo tài chính gồm những gì theo thông tư 133
Báo cáo tình hình tài chính.
Bảng cân đối tài khoản.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính năm nộp khi nào?
Căn cứ vào khoản 3 điều 29 luật kế toán 2015, Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Quy trình làm báo cáo tài chính năm
Làm báo cáo tài chính sẽ trải qua các bước sau:
Các bước làm báo cáo tài chính năm
Để việc lập báo cáo tài chính được chính xác và đơn giản, bạn và doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán
Để có thể lập báo cáo tài chính, trước các kế toán viên cần phải sắp xếp các chứng từ kế toán cẩn thận, chi tiết theo đúng trình tự thời gian. Điều này giúp cho việc kiểm tra, kê khai báo cáo được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dựa trên các chứng từ kế toán đã sắp xếp cẩn thận, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo đúng quy định pháp luật về kế toán và thuế.
Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý
Để có thể kê khai được bản báo cáo tài chính năm chuẩn các, trước đó kế toán doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,…
Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Đây là một bước rất quan trọng để tổng hợp thông tin kê khai cho nhanh chóng và chính xác. Theo đó, kế toán có thể rà soát theo các nhóm tài khoản như sau:
– Rà soát nhóm hàng tồn kho: Cần kiểm tra xem hàng tồn kho có bị âm hay không. Trường hợp âm thì kế toán cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác. Áp dụng chạy giá vốn theo phương pháp tính hàng tồn kho đã đăng ký.
– Rà soát nhóm công nợ phải thu và phải trả: Kế toán doanh nghiệp cần đối chiếu lại với khách hàng thông qua biên bản đối chiếu công nợ cuối năm rồi rà soát, kiểm tra các phát sinh bên có và bên nợ để có thể phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được các rủi ro công nợ cũng như công nợ về thuế có thể gặp phải.
– Rà soát các khoản đầu tư: Kế toán doanh nghiệp cần kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích rõ bản chất, phương pháp hạch toán rồi cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư, phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư đã cung cấp.
– Rà soát các khoản chi phí trả trước: Kế toán cần kiểm tra các khoản chi phí trả trước đã để xem việc kê khai đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.
– Rà soát tài sản cố định: Kế toán cần kiểm tra, tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo đúng quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC, Thông tư số 28/2017/TT-BTC. Ngoài ra, khi rà soát tài sản cố định, kế toán cũng cần lưu ý quy định của Thông tư số 151/2014/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ tính thuế TNDN đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
– Rà soát Doanh thu: Kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động để đưa ra các quy định phù hợp.
– Rà soát giá vốn: Kế toán cần kiểm tra và đảm bảo giá vốn từng mã hàng hóa, dịch vụ được phản ánh chính xác, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.
– Rà soát chi phí quản lý: Kế toán kiểm tra và đảm bảo sự hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp nguyên tắc kế toán.
Lưu ý rằng, trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.
Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển
Sau khi đã rà soát kỹ các số liệu cần thiết, kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Sau khi đã rà soát và tổng hợp hết các số liệu cần thiết, kế toán doanh nghiệp sẽ lập báo cáo tài chính năm trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai BCTC.
Theo đó, việc lập báo cáo tài chính được tiến hành theo trình tự như sau:
– Kế toán mở phần mềm HTKK được cài đặt trên máy tính rồi đăng nhập bằng tài khoản của doanh nghiệp mình.
Hạn nộp báo cáo tài chính năm
Căn cứ theo Điều 109, Thông tư 200/2018/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính được quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Báo cáo tài chính năm
Đơn vị kế toán: Nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Nộp BCTC chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Doanh nghiệp khác không thuộc Nhà nước
Đối với đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Thời hạn nộp BCTC của các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
Cách nộp báo cáo tài chính năm
Báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (Thông tư 133) sẽ gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản.
Đối với doanh nghiệp khu vực Hà Nội và Hải Phòng sẽ gửi trang: http://nhantokhai.gdt.gov.vn
Đối với doanh nghiệp khu vực các tỉnh khác sẽ gửi trang: http://thuedientu.gdt.gov.vn
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về quy trình làm báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.