Mục đích của nhận thức

muc dich cua nhan thuc

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Chúng ta thường nghe nhiều về vấn đề rằng thực tiễn là mục đích của nhận thức. Vậy vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả những nội dung liên quan để làm rõ vấn đề thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.

Đặc điểm của hoạt động thực tiễn

Thứ nhất: Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người

Hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn. Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài. Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.

Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Dể lao động hiệu quả, con người phải chế tạo ra và sử dụng công cụ lao động. Như vậy, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.

Do vậy, có thể phát biểu rằng: thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.

Thứ hai: Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội

Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực tiên có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.

Do đó, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Để có thêm thông tin giải đáp vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Cùng làm rõ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Thực tiễn luôn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý.

+ Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở (điểm xuất phát) của nhận thức

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đa được khái quát. Thực tiễn đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh huóng vận động và phát triển.

Chính những nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học.

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nói thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.

Do đó, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn,. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

+ Thực tiễn là động lực của nhận thức

Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.

Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải nhận thức về thế giới.

Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.

+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức

Nói vậy có nghĩa là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, alfm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn còn  đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.

+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

Nhu các nhà kinh điển của triết học Mác-Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó và tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.

Chúng ta cần phải hiểu thực tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối, lại có tính tương đối. Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý. Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng.

Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp chúng ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức

Ví dụ: Trước nhu cầu đi lại hàng ngày của con người và để đáp ứng được nhu cầu sử dung, địa hình, các nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều phương tiện giao thông để giúp con người có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng như xe máy, ô tô, tàu cao tốc, máy bay.

Như vậy, mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thực tại khách quan, đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.

muc dich cua nhan thuc
mục đích của nhận thức

Một số quan điểm về nhận thức

Quan điểm duy tâm

Không thừa nhận thế giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan.

– Duy tâm chủ quan, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác của con người. Do đó, nhận thức, theo họ, chẳng qua là sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người.

– Duy tâm khách quan, mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người.

– Thuyết hoài nghi nghi ngờ tính xác nhận của tri thức, biến sự nghi ngờ thành một nguyên tắc nhận thức, thậm chí chuyển thành nghi ngờ sự tồn tại của bản thân thế giới bên ngoài.

– Thuyết không thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới. Đối với họ, thế giới không thể biết được, lý trí của con người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra, con người không thể biết được gì nữa. Quan điểm của thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết đã bị bác bỏ bởi thực tiễn và sự phát triển của nhận thức loài người.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức.

Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C.Mác chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Qua nội dung chia sẻ trên, mong Quý độc giả đã có thêm thông tin hữu ích nhằm giải đáp vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức. Quý độc giả cần hỗ trợ thêm có thể liên hệ chúng tôi, trân trọng!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139