Kinh nghiệm xin visa du học úc

kinh nghiệm xin visa du học úc

Khoảng thời gian chờ đợi phỏng vấn visa du học Úc luôn căng thẳng và hồi hộp nhất. Buổi phỏng vấn sẽ quyết định 80% khả năng đỗ visa du học của bạn. Hãy cùng theo dõi ngay kinh nghiệm xin visa du học úc dưới đây để không phải bỡ ngỡ bạn nhé!

Kinh nghiệm xin visa du học Úc #1 Chuẩn bị tốt GTE

Một trong những kinh nghiệm xin visa du học Úc bạn cần biết chính là chuẩn bị kỹ càng phần GTE. Vậy GTE là gì? GTE là viết tắt của Genuine Temporary Entrant. Đây là hồ sơ nhằm chứng minh bạn là du học sinh có mục đích đến Úc cư trú tạm thời.

Với GTE, du học sinh cần nêu rõ mục đích và kế hoạch học tập của mình tại Úc (vì thế, nếu chưa có, bạn hãy xác định ngay) cũng như khẳng định với Chính phủ Úc rằng bạn thực sự đến xứ sở chuột túi vì mục đích học tập chứ không phải hướng đến việc định cư lâu dài.

Để GTE của bạn đáp ứng được các yêu cầu của bộ phận xét duyệt, bạn cần viết một lá thư trình bày mục đích du học của mình, kèm theo các bằng chứng. Những bằng chứng bạn nên đính kèm là: bảng thành tích học tập các cấp, nếu có thời gian nghỉ học – hãy ghi rõ lý do, tình hình công việc hiện tại (nếu có), tài chính và các mối liên hệ bạn đang có trong nước…

Kinh nghiệm xin visa du học Úc #2: Đủ năng lực học tập

Tưởng chừng đây là một kinh nghiệm xin visa du học Úc vô cùng đơn giản nhưng các bạn du học sinh vẫn có thể “fail” vì lý do này. Trước hết, hãy chú ý bạn cung cấp đủ các tài liệu chứng minh năng lực học tập sau:

Chứng chỉ tiếng Anh: IELTS từ 5.5 trở lên, TOEFL internet từ 46, PTE từ 42.

CoE: giấy xác nhận đăng ký khóa học, hoặc thư xác nhận nhập học từ trường đại học, cao đẳng tại Úc.

Bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến lịch sử học tập của bạn

Nếu trường đại học, cao đẳng mà bạn đăng ký chưa gửi CoE theo yêu cầu của hồ sơ xin thị thực, bạn có thể liên hệ trường để gửi cho bạn. Kinh nghiệm xin visa du học Úc là ngoài bản điện tử eCoE, hãy in ra một bản cứng để nộp cùng các giấy tờ khác.

Kinh nghiệm xin visa du học Úc #3: Chứng minh tài chính

Khi xin visa du học nói chung, một điều quan trọng bạn cần phải chứng minh chính là tài chính của bạn đủ vững vàng và có khả năng chi trả cho quá trình học tập và sinh sống.

Kinh nghiệm xin visa du học Úc theo gợi ý website của Bộ Nội vụ Úc là bạn cần chứng minh tài chính với bằng chứng cụ thể về:

Sao kê ngân hàng, bằng chứng về việc được nhận học bổng,…

Bằng chứng về thu nhập của gia đình bạn trong một năm trước khi đăng ký xin visa (con số trung bình mà Chính phủ Úc yêu cầu trong năm 2021 là khoảng 62,000 AUD)

Tuy nhiên, du học sinh Việt Nam nộp đơn vào các trường như Đại học Monash, Đại học Macquarie, Đại học Western Sydney, Đại học South Australia,… không cần phải chứng minh tài chính từ năm 2021. Cụ thể về những giấy tờ cần nộp khi xin visa, bạn có thể tra cứu thêm tại trang Document Checklist tool.

Kinh nghiệm xin visa du học Úc #4: Lịch sử du lịch, xin visa

Sẽ là một trở ngại nếu bạn đã từng bị từ chối khi xin visa đến Úc hoặc các nước khác. Đặc biệt, nếu trước đây bạn từng xin visa đến Úc với lý do không rõ ràng, hoặc nộp hồ sơ thị thực du học thiếu thuyết phục thì nguy cơ visa của bạn bị từ chối sẽ rất cao.

Theo kinh nghiệm xin visa du học Úc, nếu bạn rơi vào trường hợp này, thông thường điều bạn có thể làm là chờ đợi và hy vọng. Việc bạn có thể làm tốt nhất nếu có lịch sử bị từ chối xin visa là đáp ứng tất cả yêu cầu về hồ sơ xin thị thực có tại trang web của Bộ Nội vụ Úc.

Kinh nghiệm xin visa du học Úc #5: Đừng sai sót

Bạn còn nhớ đến trải nghiệm viết lại vài lần bộ hồ sơ thi tốt nghiệp THPT chứ? Nếu là một người hay gặp căng thẳng và sai sót khi làm giấy tờ chứng từ, hãy tập trung nhất và hạn chế tối đa sai sót khi làm bộ hồ sơ xin visa du học Úc.

Kinh nghiệm xin visa du học Úc từ nhiều du học sinh cả Việt Nam cho thấy một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ rút ngắn thời gian xét duyệt. Bạn sẽ không cần nôn nóng và hồi hộp chờ đợi trong thời gian dài để nhận về thị thực du học.

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Úc

Không phải hồ sơ nào cũng phải thực hiện cuộc phỏng vấn. Vậy những trường hợp nào thì phải phỏng vấn hồ sơ xin visa du học Úc?

Có 2 trường hợp chính:

Giấy tờ, hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng.

Đại sứ quán nghi ngờ động cơ du học của bạn.

Tất cả các cuộc phỏng vấn xin visa du học Úc đều được thực hiện qua điện thoại. Phỏng vấn được thực hiện bởi nhân viên của phòng thị thực và visa Úc tiến hành. Phỏng vấn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

Đối với hồ sơ của người trên 18 tuổi, người đó sẽ trực tiếp trả lời điện thoại phỏng vấn. Còn đối với người dưới 18 tuổi còn là học sinh, phụ huynh sẽ giúp con trả lời điện thoại.

Thông thường, người ta sẽ gọi điện phỏng vấn sau khi bạn nộp từ 2-4 tuần. Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài từ 15-30 phút. Nhiều trường hợp đặc biệt buổi phỏng vấn có thể kéo dài tới 1 tiếng.

Làm thế nào để vượt qua vòng phỏng vấn xin visa du học Úc?

Luôn mở điện thoại và sẵn sàng nghe máy trả lời phỏng vấn mọi lúc mọi nơi

Đứng sợ hãi khi nghe điện thoại phỏng vấn mà hãy coi nó như một cuộc trò chuyện, xác nhận thông tin. Hãy tự tin và trả lời dõng dạc, rõ ràng bạn nhé!

Điều quan trọng nhất là trả lời đúng câu hỏi. Vậy nên nếu bạn chưa hiểu hoặc chưa nghe rõ câu hỏi thì đừng ngại mà hỏi lại ngay nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng sẽ quyết định bạn có vượt qua buổi phỏng vấn – kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Úc

Chỉ khi bạn đủ điều kiện về sức khoẻ mới được phỏng vấn xin visa du học Úc. Hãy tham khảo những yếu tố dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé:

Thứ nhất

Vì được phỏng vấn qua điện thoại nên giọng nói được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công của buổi phỏng vấn của bạn. Hãy giữ cho mình một giọng nói tốt truyền cảm rành mạch, rõ rang, tự tin. Nếu các bạn học sinh thì dặn phụ huynh chuẩn bị kỹ các thông tin của mình.

kinh nghiệm xin visa du học úc
kinh nghiệm xin visa du học úc

Thứ hai

Năm kỹ quy trình quá trình kết quả học của bạn từ kết quả học tập, khoá học tiếng Anh, các bằng cấp, chứng chỉ liên quan chứng minh được việc học tập. Bạn phải nêu đầy đủ các thông tin khi được yêu cầu. Nếu những giấy tờ bằng cấp phù hợp và chứng minh đúng thì sẽ được xét duyệt nhanh hơn.

Thứ ba

Tìm hiểu về thông tin ngôi trường bạn sẽ theo học tại Úc những thông tin cơ bản như tên trường, vị trí của trường, khoá học, chuyền ngành đào tạo. Bạn hãy chủ động tìm kiếm thêm văn hoá về Úc, con người, thời tiết Úc như thế nào. Để lãnh sự quán thấy bạn tìm hiểu và có mối quan tâm đặc biệt dành cho Úc. Tạo được ấn tượng sẽ được xét duyệt nhanh hơn.

Thứ tư

Bạn phải chứng minh khả năng tài chính của gia đình đủ cho bản thân bạn duy trì việc học. Nội dung sẽ xoay quanh thu nhập, tài sản sở hữu, tích luỹ của gia đình để hỗ trợ phù hợp cho việc học của bạn. Nên chuẩn bị kỹ vì đây là vấn đề sẽ được nhân viên hỏi kỹ và chi tiết, bạn sẽ phải cung cấp đầy đủ.

Thứ năm

Nhân viên sẽ hỏi kế hoạch của bạn khi tốt nghiệp. Bạn cần thể hiện thái độ dứt khoát là muốn về quê nhà cống hiến sau khi hoàn thành các chương trình học đã định. Cung cấp cho họ kế hoạch của bnạ. Tốt nhất bạn nên thể hiện sự ràng buộc của bạn tại Việt Nam nên chắc chắn bạn sẽ quay về Việt Nam thay vì ở Úc.

Thứ sáu

Mặc dù trên tinh thần là phỏng vấn bằng tiếng anh. Tuy nhiên, trong quá trình sẽ có vài câu hỏi bằng tiếng anh kiểm tra trình độ của bạn. Nếu trong lúc đó bạn chưa hiểu hay chưa nghe kịp nên hỏi lại để tránh việc trả lời lòng vòng, không đi vào trọng tâm. Bạn cần trả lời đúng và đủ.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Úc – câu hỏi thường gặp

Dưới đây là chi tiết các câu hỏi bạn cần trả lời và cung cấp thông tin chính xác cho nhân viên khi đi phỏng vấn xin visa du học Úc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẽ là những câu hỏi này nhé!

Tên bạn là gì? Bạn sinh ngày tháng năm nào?

Gia đình bạn có mấy người? Bố mẹ bạn tên gì?

Bạn hiện đang đi làm hay đi học?

Nếu đi học thì học ở đâu? Đi làm thì làm ở đâu?

Bằng cấp cao nhất mà bạn có hiện nay là gì?

Tại sao bạn lại chọn Úc là nơi học tập sắp tới của mình?(ly có thể thêm link của website S.A nếu em muốn nhé)

Khóa học của bạn tại Úc là gì?

Tiền học mà bạn phải đóng cho trường là bao nhiêu?

Ở Việt Nam có khóa học này không? Tại sao bạn không học ở Việt Nam mà phải sang tận Úc học?

Bạn có biết những môn bạn sẽ học trong khóa học này không?(sinh viên cần nắm rõ chi tiết tên các môn học, điều này rất quan trọng)

Bạn sẽ học trong bao lâu tại Úc? Ngày bắt đầu và kết thúc của khóa học?

Bạn có biết trường mà bạn sẽ học tại Úc nằm ở đâu không?

Sang đến Úc bạn sẽ ở đâu?

Bạn có biết chi phí ăn ở bên Úc là bao nhiêu không?

Ai sẽ là người trả các chi phí ăn ở và học của bạn khi bạn đi học tại Úc?

Ba mẹ bạn làm gì? thu nhập hàng tháng bao nhiêu?

Sang Úc bạn có định đi làm thêm không?

Bạn có ý định ở lại Úc sau khi học xong không?

Kế hoạch tương lai của bạn sau khi kết thúc chương trình học là gì?

10 yếu tố quyết định thành công của cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn du học Úc thường qua điện thoại nên bạn không cần phải quá lo ngại về tác phong cũng như cách ăn mặc của mình, tuy nhiên, bạn cần phải thể hiện sự quyết tâm và dứt khoát của mình qua giọng nói cũng như cách trình bày.

Để tham gia tốt quá trình phỏng vấn, bạn phải nắm được những vần đề rõ sau:

Phải nắm rõ lộ trình học, từ khóa học tiếng Anh, Cao đẳng đến Đại học, Thạc sĩ (khóa học kéo dài bao lâu? tại địa điểm nào? chuyên ngành gì? có những môn học nào?…).

Phải tìm hiểu về ngôi trường bạn sẽ theo học (Trường nằm ở đâu?, Website trường là gì? Trường đào tạo những chuyên ngành nào?…).

Phải tìm hiểu về đất nước mà bạn sẽ sinh sống, bang, vùng miền và khí hậu cũng như vịa trí địa lý?

Phải nhớ rõ được nguồn tài chính cung cấp cho bạn ăn học (công việc của bố mẹ? giá trị sổ tiết kiệm? học phí 1 năm học là bao nhiêu?…)

Phải nắm rõ quá trình học tại Việt Nam của mình như thế nào ( Trường, lớp, tổng kết của bạn như thế nào? Bằng cấp cao nhất của bạn là gì? Kế hoạch học tập của bạn là gì? )

Trong thời gian đi học bạn có dự định đi làm thêm không? Đây là vấn đề mà đa số các bạn Việt Nam mắc phải. Đa số các bạn đều trả lời không. Nhưng nhân viên Lãnh Sự Quán họ thừa hiểu các bạn sẽ đi làm. Nên hãy trả lời thẳng thắn quan điểm rằng Tôi sẽ kết hợp đi làm nếu có thời gian và việc học tập để lấy bằng tốt mới là vấn đề chủ đạo của Tôi.

Nếu trình độ tiếng Anh của bạn chưa tốt khi trả lời những câu hỏi của nhân viên Lãnh Sự Quán. Đừng cuống, hãy tự tin nói với họ rằng: Vì tiếng Anh của Tôi chưa được tốt nên Tôi sẽ đăng ký khóa học tiếng Anh ngắn hạn trước khi học vào học chuyên ngành.

Nếu nhân viên Lãnh Sự Quán hỏi có dự định ở lại định cư sau khi tốt nghiệp không? Thì hãy nhớ mục tiêu ban đầu của mình rằng sau khi kết thúc khóa học sẽ về Việt Nam phát trển sự nghiệp theo chuyên ngành mình đã chọn.

Nếu bạn không nghe rõ câu hỏi của nhân viên Lãnh Sự Quán, đừng ngại hỏi lại vì như vậy bạn mới trả lời đúng câu hỏi mà họ yêu cầu.

Bạn hãy làm chủ những câu trả lời của mình, hãy khéo léo trong từng câu hỏi và cách trả lời linh hoạt, đừng để nhân viên Lãnh Sự Quán nghi ngờ gì về việc học của bạn bên Úc như vậy việc cầm visa trong tay không phải là khó đối với bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về kinh nghiệm xin visa du học úc Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139