Di chúc là gì? Cá nhân nào có quyền được lập di chúc? Để di chúc hợp pháp thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào? Có phải tất cả di chúc đều phải được lập thành văn bản và chứng thực ở Uỷ ban nhân dân xã, phường hay không? Trường hợp người để lại di chúc không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lựa chọn hình thức di chúc miệng được không? di chúc bằng văn bản có chứng thực được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!
Ai là người thực hiện chứng thực ?
Căn cứ theo điều 5 Nghị định 23/2015 NĐ – CP quy định như sau :
Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Và theo điều 24 Thông tư 01/2020/TT- BTP quy định như sau :
Điều 24. Thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo
Đối với huyện đảo mà ở đó không có Ủy ban nhân dân cấp xã thì Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND xã, phường có hợp pháp không?
Câu hỏi: Thưa luật sư, cho tôi hỏi về tính hợp pháp của di chúc như sau: Tôi được dì của chồng độc thân chưa có gia đình mà lớn tuổi rồi có làm di chúc để lại cho tôi căn nhà nhỏ thuộc quyền sở hữu của dì ấy, mà tờ di chúc đó được làm ở trên phường nơi có căn nhà đó, có chứng thực của chủ tịch phường thì tờ di chúc đó có giá trị pháp lý hay không? Hay tôi phải ra đâu làm di chúc thì mới có giá trị pháp lý.
Trả lời:
Căn cứ Điều 627, Bộ luật dân sự 2015 quy dịnh về Hình thức của di chúc
“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”
“Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Di chúc bằng văn bản có công chứng.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Như vậy theo quy định này, thì dì của bạn có thể lập di chúc bằng văn bản có chứng thực tại UBND phường.
Đồng thời, để được xem là di chúc hợp pháp, di chúc của dì bạn phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 630, Bộ luật dân sự 2015:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Đối với trường hợp của bạn, bạn đã làm thủ tục công chứng tại UBND phường. Do đó, căn cứ Điều 636, bộ luật dân sự 2015 quy định về Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã:
“Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Vậy nên, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu dì của bạn lập bằng văn bản có chứng thực, tuân thủ đầy đủ thủ tục quy định tại điều 636 Bộ Luật Dân sự và được dì lập trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa lừa dối cưỡng ép, nội dung di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì di chúc đó được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước được quy định tại Điều 657 “Bộ luật dân sự 2015”.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước được quy định tại Điều 657 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận bản di chúc của mình hoặc có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực vào bản di chúc của mình lập ra. Người lập di chúc phải tự mình mang bản di chúc đến công chứng nhà nước yêu cầu công chứng.
Pháp luật không cho phép người lập di chúc uỷ quyền cho người khác mang di chúc của mình đến công chứng nhà nước yêu cầu công chứng. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và ký vào di chúc trước mặt công chứng viên hoặc đại diện của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nếu người để lại di sản không đọc được thì công chứng viên hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân đọc to di chúc trước khi người để lại di sản ký vào di chúc. Trường hợp không ký được thì điểm chỉ.
Công chứng viên có nghĩa vụ công chứng công chứng vào bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc.
Tuy nhiên yêu cầu của người lập di chúc có thể bị công chứng viên từ chối trong trường hợp có sự nghi ngờ người lập di chúc đã không làm chủ hành vi lập di chúc do có dấu hiệu của bệnh tâm thần, có dấu hiệu bệnh khác đã không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc di chúc được lập ra do người khác lừa dối, doạ nạt, áp đặt ý chí đối với người lập di chúc.
Những tình huống trên cũng được áp dụng đối với Uỷ ban nhân dân, nơi người lập di chúc yêu cầu chứng thực di chúc. Tuy nhiên, những nghi ngờ của công chứng viên hoặc thư kí Uỷ ban nhân dân có thể được giải toả bằng những minh chứng của cơ quan giám thị xác minh theo yêu cầu của người lập di chúc.
Trong nhiều trường hợp, vì một lí do nào đó mà người lập di chúc không đọc được, không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không đỉm chỉ vào được thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải đọc lại bản di chúc và nếu thấy việc ghi chép của công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng với ý chí mà người lập di chúc đã thể hiện thì kí xác nhận vào văn bản di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Sau đó công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận, chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Theo Điều 661 Bộ luật dân sự, do một lý do nào đó mà người lập di chúc không thể đến Uỷ ban phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan công chứng Nhà nước thì có thể yêu cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc, mọi quy trình, thủ tục lập di chúc đều được tiến hành như lập di chúc tại cơ quan công chứng đã đề cập ở trên.
Để đảm bảo tính khách quan, xác thực đối với việc công chứng, chứng thực di chúc, công chứng viên cũng như người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn không được công chứng, chứng thực nếu họ thuộc trong các trường hợp được quy định tại điều 654 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, việc công chứng còn phải tuân theo các quy định của Luật Công chứng, việc chứng thực phải tuân theo quy định của pháp luật về chứng thực như nguyên tắc khi tiến hành công chứng chứng thực, yêu cầu đối với người công chứng, chứng thực…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về di chúc bằng văn bản có chứng thực Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.