Giấy tờ tùy thân

giay to tuy than

Có thể hiểu đơn giản giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Chưa có định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì

Dù được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay nhưng dưới góc độ pháp lý chưa có bất cứ văn bản nào đưa ra khái niệm giấy tờ tùy thân là gì. Chỉ có một số văn bản quy định cụ thể một loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân chứ không mang tính liệt kê.

Trong đó, Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân; Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân hay Luật Căn cước công dân quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Nhiều văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng, Bộ luật Lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch… nhưng không có loại giấy tờ nào khác được khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tới thời điểm hiện tại chỉ Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Một số giấy tờ có giá trị thay thế

Do chưa thống nhất cách hiểu nên mỗi lĩnh vực lại quy định giấy tờ tùy thân khác nhau. Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:

– Hộ chiếu;

– Chứng minh nhân dân;

– Thẻ Căn cước công dân;

– Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ.

Hay trong Quyết định 19/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ngày 27/5/2009 quy định cụ thể giấy tờ tùy thân là giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Chứng minh quân đội, Chứng nhận quân nhân còn giá trị sử dụng (chỉ có giá trị áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An).

Có bao nhiêu loại giấy tờ tùy thân?

Thực tế hiện nay chúng ta thấy có những loại giấy tờ tùy thân phổ biến và quan trọng trong mọi công việc của công dân như: Chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc Căn cước công dân (CCCD), Hộ chiếu chúng được quy định tại văn văn bản cụ thể như:

– Chứng minh nhân dân: Tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt in hoa văn màu xanh trắng nhạt. – Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm).

Từ ngày 01/7/2021, sẽ thu lại Chứng minh nhân dân (CMND) cũ khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

Cụ thể, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định: “Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân”.Như vậy, từ ngày 01/7/2021, mọi trường hợp đổi từ CMND 9 số, 12 số sang CCCD gắn chip đều sẽ bị thu hồi CMND cũ.

– Căn cước công dân: Cũng như CMND căn cước công dân cũng là một trong các loại giấy tờ chính và quan trọng của công dân VN, bản chất nó giống CMND tuy nhiên nó được đổi mới theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực 2016 (Theo quy định Luật Căn cước công dân quy định “thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam”.)

Theo Luật căn cước công dân 2014 tại điều 19, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Về giá trị sử dụng của thẻ thì căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân:

“Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; Dòng chữ “Căn cước công dân”; Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn.

Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm: Bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; Vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; Ngày, tháng, năm cấp thẻ;  Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Hiện nay đã xuất hiện CCCD gắn chíp thay cho CCCD thông thường và CCCD gắn chip có thể thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế Cụ thể tại Công văn 931/BYT-BH năm 2022 đã hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp. Khi đó, người dân có CCCD gắn chíp sẽ được sử dụng thay cho thẻ BHYT giấy, tức khi đi khám chữa bệnh BHYT chỉ cần xuất trình CCCD gắn chíp thay vì phải xuất trình CCCD mã vạch hoặc CMND đi kèm với thẻ BHYT.

“Sử dụng căn cước công dân gắn chíp tạo nhiều thuận tiện cho công dân trong các giao dịch hành chính, dễ dàng sửa đổi thông tin, giúp cơ quan Nhà nước khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý dễ dàng hơn. Đồng thời, CCCD gắn chíp cũng cho thấy một sự đột phá trong quá trình chuyển đổi số”.

– Hộ chiếu: Căn cứ theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân ta có thể hiểu: Hộ chiếu là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu chủ yếu cho mục đích đi lại quốc tế.

giay to tuy than
giấy tờ tùy thân

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 40), Bộ luật Lao động (điều 17), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà giấy tờ tùy thân bao gồm các loại giấy tờ khác nhau.

Ví dụ: đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: Chứng minh nhân dân, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu…

Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân.

 Có được thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác không?

Câu trả lời là có – Vì không có sự đồng nhất về khái niệm và cách hiểu về giấy tờ tùy thân nên mỗi lĩnh vực áp dụng những loại giấy tờ tùy thân khác nhau nên nhiều trường hợp, một số loại giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu như một loại giấy tờ tùy thân phù hợp cho trường hợp đó ví dụ đối với sinh viên có thể dùng thẻ sinh viên trong mỗi kỳ thi hay Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang; Thẻ Đảng viên;Thẻ Nhà báo

Tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP  cũng quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:

– Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Như vậy, tùy theo từng trường hợp và từng lĩnh vực mà giấy tờ tùy thân có thể là các loại giấy tờ khác, nhưng 03 loại giấy tờ tùy thân chung nhất vẫn là: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, giấy tờ tùy thân lại được quy định theo từng lĩnh vực và tùy từng địa phương bên cạnh các loại giấy tờ tùy thân chung gồm: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: giấy tờ tùy thân là gì? Gồm những loại giấy tờ nào? Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139