Căn cứ pháp lý tại Điều 185 Bộ luật hình sự
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được hiểu là sự đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên.
Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, được hiểu là việc đốĩ xử một cách tàn ác với ông bà, cha mẹ, vợ chổng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình mọt cách thường xuyên.
Các yếu tố cấu thành tại Điều 185 Bộ luật hình sự
Mặt khách quan
+ Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
– Đối với tội ngược đãi nghiêm trọng ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng, mặt khách quan được thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:
Có hành vi đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với người bị hại như:
+ Về ăn uống: Cho ăn một cách bẩn thỉu (các vật dụng như bát đũa và thức ăn. trong tình trạng mất vệ sinh và thiếu thốn. Ví dụ: chỉ đổ cơm nguội vào đĩa, bát bẩn thỉu cho ăn mà không có đũa, thìa).
+ Về chỗ ở: Xếp cho ở nơi hết sức tồi tàn thậm chí không có chăn, màn, giường, chiếu.
+ Về mặc: Cho mặc rách rưới, thiếu vệ sinh.
+ Về sinh hoạt khác: Không cho tắm rửa thường xuyên.
Lưu ý:
Việc đối xử như nêu trên phải được thể hiện một cách rõ ràng trái ngược so với điều kiện sống của gia đình họ (như có đầy đủ chỗ ở tốt nhưng lại đưa ra cho ở chuồng ngựa…). Hành vi nói trên phải ở mức độ được xem là nghiêm trọng, nghĩa là hành vi đó phải diễn ra thường xuyên có hệ thông làm cho người bị hại luôn bị dày vò, khủng hoảng, đau đớn về thể xác, tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Về người bị hại cần chú ý:
+ Ông bà: Gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại.
+ Cha mẹ: Bao gồm cả cha, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi và cả cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng.
+ Con: Gồm cả con đẻ, con nuôi, con riêng của chồng hoặc của vợ (kể cả con ngoài giá thú).
+ Vợ chồng: Gồm vợ chồng có kết hôn hợp pháp hoặc là trường hợp được xác định là hôn nhân thực tế.
+ Cháu: Bao gồm cháu nội, cháu ngoại của người phạm tội, cháu gọi người phạm tội bằng cô, chú, bác, dì, cậu.
+ Người có công nuôi dưỡng: là ngưòi không có các mối quan hệ như nêu trên với người phạm tội, nhưng đã có công nuôi nấng người phạm tội.
– Đối với tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng, mặt khách quan được thể hiện qua dấu hiệu sau đây:
Có hành vi đối xử tàn ác đối với người bị hại như đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn… có thể kèm theo việc chửi mắng thậm tệ làm cho họ bị đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, việc đối xử tàn ác không chủ ý gây thương tích hoặc chỉ gây thương tích nhẹ chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự (nếu hành vi gây thương tích đến mức độ nhất định đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích).
+ Dấu hiệu khác
– Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
– Gây hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho người bị hại đau khổ tự sát hoặc suy kiệt sức khoẻ nghiêm trọng, gây dư luận bất bình trong nhân dân.
Lưu ý:
– Trường hợp chưa được công nhận là hôn nhân hợp pháp, thì hành vi ngược đãi, hành hạ giữa với nhau, giữa cha mẹ với con cái đều không là chủ thể của tội này mà tuỳ từng trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Ví dụ: Tội hành hạ người khác; tội làm nhục người khác Bởi vì theo chúng tôi, đối tượng tác động của tội phạm này, không những xuất phát từ quan hệ huyết thông mà còn xuất phát từ quan hệ hôn nhân hợp pháp, bởi vì khách thể loại của tội này là xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì chỉ cần người có hành vi vi phạm đúng với hành vi mà trước đó họ đã vi phạm và bị xử phạt hành chính thì được xem là tội phạm hoàn thành. Đối với cấu thành tội phạm đòi hỏi phải gây hậu quả nghiêm trọng thì tội phạm hoàn thành kể từ khi hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Nếu hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra thì không cấu thành tội này.
Khách thể
Cả hai tội phạm nêu trên xâm phạm đến quan hệ gia đình, xâm phạm thuần phong, mỹ tục trong quan hệ gia đình truyền thông ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người bị hại.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể của hai tội phạm nói trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đồng thời phải là người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ gia đình (cha mẹ, con, cháu) hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với ngưòi bị hại.
Hình phạt tại Điều 185 Bộ luật hình sự
Khung 1 (khoản 1), Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với những hành vi:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Khung 2 (khoản 2), Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm với những hành vi:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 185 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.