điều 125 BLHS năm 2015 – quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

điều 125 BLHS năm 2015

Chi tiết điều 125 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

điều 125 BLHS năm 2015  quy định Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”

Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

Chủ thể của tội phạm tại điều 125 BLHS năm 2015:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự của điều 125 BLHS năm 2015

Là người bị kích động mạnh về tinh thần khi thực hiện tội phạm, họ không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.

Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là bị kích động mạnh và không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Do vậy, việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp.

Mặt chủ quan của tội phạm tại điều 125 BLHS năm 2015: 

Lỗi cố ý

Khách thể của tội phạm:

Xâm phạm đến tính mạng của người khác

Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi:

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tình thần bị kích động mạnh là trạng thái tâm lý của người phạm tội không làm chủ, điều khiển và kiềm chế được hành vi của mình trước sự tác động của yếu tố kích động khách quan.

+ Nguyên nhân:

Hành vi giết người phải xuất phát từ nguyên nhân là nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với chính người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Đó phải là sự kích động tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng thông thường là hành vi xâm phạm sức khỏe danh dự, nhân phẩm của người phạm tội hoặc người thân của họ nhưng chưa đủ yếu tố để cấu thành một tội phạm cụ thể.

Ví dụ:  B có hành vi thường xuyên xúc phạm, đánh đập C (là con trai của A) mình trong quá trình C làm công ở nhà B, điều đó khiến A rất tức giận, trong một lần chứng kiến B có hành vi tiếp tục đánh đập C nên A đã tức giận mất kiểm soát dẫn tới giết chết B.

+ Hậu quả:

Nạn nhân tại điều 125 BLHS năm 2015 phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành tội “giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh”. Nếu nạn nhân không chết và bị thương có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh taij điều 125 BLHS năm 2015 không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt

Lưu ý tại điều 125 BLHS năm 2015

  • Trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh nhưng không phải do hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc do người phạm tội dùng chất kích thích như ma túy, rượu, bia,…dẫn tới mất khả năng kiểm soát hành vi của mình thì không cấu thành tội này mà người có hành vi giết người phải chịu trách nhiệm về tội giết người.
  • Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm trọng.

Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau, chung một bức tường. B đục tường từ phía nhà mình sang nhà A trong lúc vợ của A đang bị ốm nặng cần sự yên tĩnh. A đã nhiều lần yêu cầu B chấm dứt hành động đó, nhưng B không nghe, A bực tức giằng búa của B đánh B một cái làm B ngã gục. Trên đường đưa đi cấp cứu thì B chết. Trong trường hợp này, hành vi giết người của A cũng được coi là bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B.

điều 125 BLHS năm 2015
điều 125 BLHS năm 2015 – quy định về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Trích dẫn Văn bản hướng dẫn:

Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ

1.Dấu hiệu “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân” quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu như thế nào?

Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015) được tách ra từ khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội “Giết người”, trong đó nội dung quy định không có nhiều thay đổi.

Tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29-11-1986, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“Giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Đây là khung hình phạt giảm nhẹ (khoản 3).

– Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân tại điều 125 BLHS năm 2015 đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đảng (theo Điều 102).

Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo khoản 3 Điều 101. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết”.

Mặc dù Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP nêu trên là văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khác có nội dung hướng dẫn mới về quy định này. Do đó, các Tòa án vẫn có thể vận dụng hướng dẫn này để giải quyết cho đến khi có hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao.

Trên đây là một số nội dung điều 125 BLHS năm 2015, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139