Cổ đông phổ thông có các quyền sau

cổ đông phổ thông có các quyền sau

Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông. Các cổ đông phổ thông chính là các chủ sở hữu của công ty cổ phần, thể hiện tuyệt đối quyền làm chủ công ty của họ. Vậy, tư cách cổ đông phổ thông phát sinh khi nào ? Quyền và nghĩa vụ cổ đông phổ thông là gì ? Bài viết sẽ phân tích cụ thể về cổ đông phổ thông có các quyền sau:

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp.

Cổ đông phổ thông là gì?

Theo khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ đông công ty cổ phần bao gồm:

– Cổ đông sáng lập;

– Cổ đông phổ thông;

– Cổ đông ưu đãi.

Trong đó, cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông (là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần). Một số đặc điểm chính của cổ đông phổ thông như sau:

– Cổ đông phổ thông có thể là cổ đông sáng lập bởi vì cổ đông sáng lập sở hữu cổ phần phổ thông. Trường hợp này cổ đông phổ thông có thêm các quyền và nghĩa vụ như cổ đông sáng lập.

– Được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.

– Được nhận cổ tức theo mức giá trị được quyết định bởi Đại hội đồng cổ đông.

Hình thành và chấm dứt tư cách cổ đông

Một người hay một tổ chức muốn có tiền và ừở nên giàu có, họ có thể đầu tư tài sản (góp tài sản) vào công ty, bằng hành vi này họ đã tự chấp nhận trở thành thành viên của công ty. Xét ở góc độ kinh tế, họ là nhà đầu tư. về phương diện pháp lý họ là chủ sở hữu công ty, họ có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Vì vậy, pháp luật phải can thiệp vào hành vi của họ một mặt để bảo vệ lợi ích cho chính bản thân họ, mặt khác bảo vệ lợi ích cho công ty và người thứ ba bằng cách đặt ra các điều kiện để trở thành cổ đông củạ công ty.

Điều kiện để trở thành cổ đông của công ty cổ phần bao gồm hai điều kiện, đó là điều kiện về nhân thân hay là chủ thể và điều kiện về tài sản.

Thứ nhất, về nhân thân (chủ thể); cổ đông của công ty cổ phần không đơn giản chỉ là người góp tài sản vào công ty để được chia lợi nhuận, mà họ còn phải tham gia vào đời sống công ty với tư cách là chủ sở hữu, vì vậy họ phải có năng lực, điều kiện nhất định. Có những đối tượng do địa vị xã hội, do tính chất nghề nghiệp, họ không thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần.

Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp; Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, cũng có nghĩa là họ có thể trở thành cổ đông trong công ty cổ phần (trừ những đối tượng bị cấm theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Có thể khái quát các điều kiện bị cấm thành các nhóm: i) Không có năng lực; ii) Bị pháp luật tước quyền; và iii) Không thể kiêm nhiệm. Những người không thể kiêm nhiệm tức là không thể trở thành cổ đông của công ty là vấn đề được tranh luận nhiều và có những quan điểm khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng hay hạn chế những người không thể trở thành cổ đông công ty phụ thuộc vào những yếu tố chính trị, pháp luật của từng quốc gia trong từng thời kì nhất định. Ở Việt Nam trước đây, những đối tượng không thể kiêm nhiệm có phạm vi rất rộng. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã thu hẹp phạm vi những đối tượng không thể kiêm nhiệm bằng cách chia làm hai nhóm: nhóm không có quyền thành lập (cổ đông sáng lập), quản lý công ty (nhóm này đối tượng bị cấm có phạm vi rộng) và nhóm có quyền mua cổ phần thì đối tượng bị cấm được thu hẹp đáng kể.

Thứ hai, điều kiện về tài sản (góp vốn). Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc bởi lẽ góp tài sản là hành vi tạo lập nên công ty và công ty được khoa học pháp lý quan niệm là một khối tài sản hay một tập hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của các cổ đông. Góp vốn là hành vi của cá nhân hay tổ chức trên cơ sở tự do ý chí dùng tài sản của mình góp vào công ty để tạo lập nên vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn khi thành lập công ty, hoặc góp vốn khi công ty đã đi vào hoạt động cần tăng vốn điều lệ. Như vậy, một tổ chức, cá nhân muốn trở thành cổ đông của công ty cổ phần phải thỏa mãn hai điều kiện đó là không thuộc đối tượng bị cấm và phải góp vốn vào công ty (chỉ cần sở hữu một cổ phần cũng được).

Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần chủ yếu được hình thành bằng hành vi góp vốn, ngoài ra, tư cách cổ đông còn được hình thành bằng việc mua lại cổ phần của cổ đông thông qua việc chuyển nhượng vốn góp như đã trình bày ở trên. Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần có thể được hình thành bằng việc thừa kế tài sản (cổ phần là tài sản). Cổ đông trong công ty cổ phần cũng có thể hình thành từ việc được tặng cho cổ phần, về mặt pháp lý, công ty cổ phần phải có sổ đăng ký cổ đông, sổ đăng ký cổ đông được lập, lưu giữ theo quy định của pháp luật và được coi là một trong những nội dung không thể thiếu trong lý lịch công ty. Là công ty đối vốn, công ty cổ phần chỉ quan tâm đến vốn góp.

Việc chấm dứt tư cách cổ đông trong công ty cổ phần có thể là do ý chí của cổ đông hoặc là do ý chí của công ty hoặc xảy ra sự kiện pháp lý.

Chấm dứt tư cách cổ đông thông qua ý chí của cổ đông là việc cổ đông chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho người khác; cổ đông tặng cho toàn bộ cổ phần của mình cho người khác; cổ đông yêu cầu công ty mua lại vốn góp của minh; Sự kiện cổ đông chết. Tư cách cổ đông cũng có thể chấm dứt do ý chí của công ty đó là trường hợp cổ đông vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty, bị công ty khai trừ ra khỏi công ty.

Quyền của cổ đông phổ thông

Căn cứ Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020

Quyền tham dự và phát biểu tại Đại hội cổ đông

Các cổ đông phổ thông có quyền được tham dự cuộc họp của Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một biểu quyết;

Quyền được cổ tức

Các cổ đông phổ thông sẽ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn thuận lợi, sinh lời. Mức cổ tức này sẽ do Đại hội đồng cổ đông quy định.

Ngoài ra, khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

cổ đông phổ thông có các quyền sau
cổ đông phổ thông có các quyền sau

Quyền được ưu tiên mua cổ phần

Cổ đông phổ thông được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông công ty.

Quyền chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông phổ thông có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty đó có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Quyền tiếp cận thông tin

Cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Một số quyền khác

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;

Yêu cầu triệu tập hợp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;

Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từ vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

Quyền khác theo quy định của Luật và Điều lệ công ty

Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Căn cứ Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020

Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định tại một thời hạn khác ngắn hơn.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trương hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139