Cấu thành tội nhận hối lộ

cấu thành tội nhận hối lộ

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh để thay đổi bộ mặt của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và Nhà nước cũng từng bước đẩy mạnh nhiều biện pháp hướng tới mục tiêu lớn nhất là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, theo đó cũng cần sự góp sức của người dân tiêu biểu là những lực lượng cán bộ, đảng viên những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Nhà nước.

Những lực lượng tiêu biểu này khi tham gia quản lý xã hội, thi hành pháp luật cần là những tấm gương sáng, có đủ phẩm chất nêu cao tinh thần công tư phân minh.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, tình trạng về suy thoái phẩm chất đang diễn ra len lỏi trong từng phương thức quản lý trong đó có tình trạng nhận hối lộ. Tội nhận hối lộ đang là một vấn nạn xã hội, là vấn đề được cả dư luận quan tâm. Vì hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn này nên Bộ luật hình sự 2015 cũng quy định rất rõ về các chế tài nghiêm khắc đối với người có hành vi phạm tội. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp đến bạn đọc cấu thành tội nhận hối lộ theo quy định mới nhất.

Cấu thành tội nhận hối lộ

Chủ thể của tội Nhận hối lộ

Chủ thể của tội nhận hối lộ là Người có chức vụ quyền hạn:

Có thể là người được giao thực hiện nhiệm vụ đó

Có thể là người không có khả năng thưc hiện được yêu cầu của người đưa hối lộ

Có thể là người có chức vụ quyền hạn trong doanh nghiêp tổ chức ngoài nhà nước

Có thể là những ng lm ctac quản lí được giao nhiệm vụ

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.

Mặt chủ quan của Tội nhận hối lộ

Lỗi của Tội nhận hối lộ

Cố ý trực tiếp, tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp nhận hối lộ nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn nhận được của hối lộ.

Động cơ: Vụ lợi cá nhân

Mục đích của Tội nhận hối lộ

Mục đích là nhận hối lộ, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội không có ý định nhận của hối lộ thì dù họ có làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì cũng không phải nhận hối lộ.

 Mặc dù điều luật quy định đã nhận hoặc sẽ nhận, nhưng không vì thế mà cho rằng ý định nhận hối lộ của người phạm tội có sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cho dù người phạm tội sẽ nhận của hối lộ sau khi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì người nhận hối lộ vẫn có ý định nhận của hối lộ trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Tội tham ô – nhận hối lộ khác nhau ở mục đích thực hiện hành vi.  

Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Để xem xét Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích chi tiết hành vi và hậu quả của tội nhận hối lộ:

Hành vi của Tội nhận hối lộ (Phân tích chi tiết)

Hành vi của tội nhận hối lộ là bộ phận cấu thành Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Trước hết, cũng tương tự như tội tham ô tài sản, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình.

Nếu ở tội tham ô tài sản, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, thì ở tội nhận hối lộ người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ. (thủ đoạn giống nhau)

Của hối lộ:

Lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất (những lợi ích tuy không có tính hữu hình và quy giá trị thành tiền nhưng có khả năng đê lại sự hài lòng thỏa mãn cho người nhận và do vậy có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện công việc)

Của hối lộ có thể trực tiếp dem lại lơi ich cho người nhận nhưng cũng có thể đem lại lợi ích cho tổ chức khác, người khác.

Nếu là nhận lợi ích phi vật chất thì hành vi đưa hối lộ cấu thành TP không tính dén giá trị của hối lộ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận bát cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ;

chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.

Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ. Nếu hành vi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là nhận hối lộ

Trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận bất cứ lợi ích nào:

Trực tiếp nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ không thông qua người khác như: A đưa hối lộ cho B bằng cách trực tiếp cầm tiền giao cho B hoặc chuyển tiền vào tài khoản của B tại ngân hàng.

Qua trung gian để nhận nhận bất cứ lợi ích nào của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ hoặc người đưa hối lộ không trực tiếp đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người nhận hối lộ.

Qua trung gian không nhất thiết là chỉ qua người thứ ba mà có thể qua nhiều người, nhiều khâu nhưng cuối cùng thì tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ cũng đến với người nhận hối lộ.

Trường hợp qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác, không nhất thiết người nhận hối lộ phải biết người đưa hối lộ là ai, chỉ cần biết đó là của hối lộ là đã bị coi là nhận hối lộ.

Tuy nhiên, người nhận hối lộ phải biết nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác là nhận của hối lộ, nếu có căn cứ xác định người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác nhưng không biết đó là của hối lộ thì người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác đó không bị coi là nhận hối lộ.

Tuy nhiên, hiện nay thủ đoạn nhận hối lộ diễn ra rất phức tạp, thường thì người nhận hối lộ không trực tiếp nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của người đưa hối lộ mà để cho cho người thân của mình như: Bố, mẹ, vợ, chồng, con…nhận.

Có trường hợp người thân của người phạm tội nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác thông qua việc giao dịch mua bán tài sản như: Người đưa hối lộ mua tài sản của gia đình người nhận hối lộ với giá gấp 5 gấp 10 lần giá trị thật của tài sản đó.

Đã nhận nhận nhận bất cứ lợi ích nào Là trường hợp người nhận hối lộ đã nhận được tiền, tài sản hoặc lợi ích khác mà người đưa hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian giao cho, tức là người nhận hối lộ đã chiếm hữu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác như: đã cầm tiền, đã cầm tài sản, tiền đã được chuyển vào tài khoản của mình ( Ngân hàng đã báo có)…

Sẽ nhận nhận bất cứ lợi ích nào là trường hợp người đưa hối lộ hứa sẽ giao tiền, tài sản hoặc lợi ích khác cho người nhận hối lộ nhưng chưa giao. Người nhận hối lộ và người đưa hối lộ mới thoả thuận với nhau về của hối lộ, nhưng chưa có việc giao nhận của hối lộ.

Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Để làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là hành vi của người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó có lợi cho chính người đưa hối lộ như:  Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo;

Điều tra viên nhận hố lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm gam thành biệt pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; Kiểm sát viên nhận hối lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra; Thủ trưởng nhận hối lộ của cán bộ cấp dưới để tăng lương, bổ nhiệm, đề bạt họ;

Cán bộ của Bộ thương mại nhận hối lộ của doanh nghiệp để cấp “quata” xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp đó; Cán bộ của sở nhà đất hoặc của Uỷ ban nhân dân nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.v.v…

Tuy nhiên, để phân biệt dấu hiệu này với các dấu hiệu khác, thì chỉ cần xem người phạm tội làm một việc và việc đó đem lại lợi cho người đưa hối lộ hay người khác mà người đưa hối lộ quan tâm.

Nếu người nhận hối lộ làm một việc vì lợi ích của chính người đưa hối lộ thì thuộc trường hợp phạm tội này, nếu người nhận hối lộ làm một việc lại vì lợi ích của người khác không phải của người đưa hối lộ thuộc trường hợp “để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ”.

Để làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp người nhận hối lộ đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giải quyết cho người đưa hối lộ một việc nào đó, mà việc đó đem lại lợi ích cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm như:

Bố mẹ đưa hối lộ để xin học cho con; con đưa hối lộ chạy tội cho bố mẹ; vợ hoặc chồng đưa hối lộ để chạy tội cho chồng hoặc vợ; anh chị em đưa hối lộ để chạy tội cho nhau…Có khi người đưa hối lộ chỉ yêu cầu người nhận hối lộ thi hành nhanh một quyết định của cơ quan, tổ chức có lợi cho người mà người đưa hối lộ quan tâm.

Không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ là trường hợp vì đã nhận hối lộ nên người phạm tội không thực hiện một việc mà lẽ ra họ phải thực hiện và do không thực hiện nhiệm vụ đó nên đã đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ.

Ví dụ: Không thi hành lệnh bắt tạm giam, để người phạm tội bỏ trốn; không ra lệnh thi hành án phạt tù để người bị kêt án bỏ trốn hoặc hết thời hiệu thi hành án; không bắt người đang phá trại giam để bỏ trốn; không thi hành lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng;

không lập biên bản vi phạm trong trường hợp bắt được hàng lậu, hàng cấm; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội hoặc không kết án người có tội…  Khoa học luật hình sự coi trường hợp phạm tội này là không hành động, tức là không làm một việc mà pháp luật bắt người có chức vụ, quyền hạn phải làm.

Không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ là trường hợp cũng tương tự như trường hợp không làm một việc vì lợi ích của người đưa hối lộ, chỉ khác ở chỗ: lợi ích mà người nhận hối lộ đem lại không phải cho người đưa hối lộ mà là cho người khác mà người đưa hối lộ quan tâm, có thể là những người thân của người đưa hối lộ nhưng cũng có thể chỉ là bạn bè của người đưa hối lộ.

Hậu quả của tội nhận hối lộ

Hậu quả là bộ phận cấu thành của Mặt khách quan của tội Nhận hối lộ

Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm.

Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội nhận hối lộ là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Đối với tội nhận hối lộ, nhà làm luật quy định giá trị của hối lộ làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, giá trị của hối lộ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và nếu chưa nhận hối lộ hoặc đã nhận hối lộ nhưng giá trị của hối lộ dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm;

Dịch vụ tư vấn cấu thành tội nhận hối lộ của Luật Trần Và Liên Danh

Tư vấn qua tổng đài:

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Luật Trần và Liên Danh làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối tổng đài:

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

cấu thành tội nhận hối lộ
cấu thành tội nhận hối lộ

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn, khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của tổng đài Luật Trần và Liên Danh:

Thời gian làm việc của Tổng đài Luật Trần và Liên Danh như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 01h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành.

Hướng dẫn tư vấn luật tổng đài:

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi qua Hotline của chúng tôi để nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư trên tất cả các lĩnh vực.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Luật Trần và Liên Danh sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email:

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Luật Trần và Liên Danh bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải.

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng:

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Luật Trần và Liên Danh trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn:

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu:

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Luật Trần và Liên Danh mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Luật Trần và Liên Danh sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi: (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Luật Trần và Liên Danh cam kết bảo mật thông tin của khách hàng:

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Luật Trần và Liên Danh sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Luật Trần và Liên Danh cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty Tư Vấn Luật UY TÍN, NHANH CHÓNG, CHUYÊN NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ, vui lòng liên hệ với Luật Trần và Liên Danh!

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến cấu thành tội nhận hối lộ. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139