Bộ luật hồng đức

bo luat hong duc

Hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để góp phần giải quyết nhiệm vụ trên, cần nghiên cứu toàn diện truyền thống lịch sử, trong đó có truyền thống pháp lý của dân tộc, đặc biệt là những quan điểm và kỹ thuật lập pháp của thế hệ cha ông ngàn đời nay. Trong đó, bộ luật hồng đức được xem là tinh hoa vì chứa đựng nhiều giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam.

Bộ luật Hồng Đức là gì ?

Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tôn gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật. Bộ luật Hồng Đức có thể coi là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự; lĩnh vực dân sự; luật tố tụng; luật hôn nhân và gia đình; luật hành chính;….

Bộ luật Hồng Đức là một thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều các quốc gia trên thế giới thời kỳ đó. Bộ luật Hồng Đức được tìm thấy trên hai bài vị ván khắc và một bản chép tay với tiêu đề là Lê triều hình sự. Các tài liệu tìm thấy này đều không có ghi thông tin tên tác giả niên đại, không có lời tựa,…Bộ luật này được ban bố lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 – 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu là Hồng Đức. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu lịch sử một số nhà nghiên cứu cho rằng Bộ luật này được biên soạn và ban hành từ thời vua Lê Thái Tổ (1428) và không ngừng được hoàn chỉnh và trong quá trình hoàn chỉnh các điều khoản của Bộ luật thì có sự đóng góp to lớn của vua Lê Thánh Tông.

Bố cục của Bộ luật Hồng Đức

Bố cục của Bộ luật Hồng Đức gồm hai phần: Phần đầu là bản Phụ lục về biểu đồ tang chế và quy định về kích thước đồ hình Cụ (roi, trượng, gông, dây xích,…).

Các quy định này không cơ cấu bằng điều luật mà tách ra thành từng biểu đổ khác nhau. Phần hai là phần nội dung chính được chia thành 6 quyển với 16 chương, 722 điều luật, trong mỗi quyển phân ra thành nhiều chương:

1) Quyển 1 có 2 chương với 96 điều. Chương “Danh lệ” – chương tên gọi luật, lệ gồm 49 điều, quy định những vấn đề có tính chất này nguyên tắc cơ bản chi phối trực tiếp đến nội dung của Bộ luật. Chương “Cấm vệ” gồm 47 điều, chủ yếu quy định về loại tội liên quan đến việc bảo vệ cung cấm, hoàng thành, hoàng tộc;

2) Quyển 2 gồm 2 chương với 187 điều. Chương “Chức chế” – vi chế gồm 144 điều quy định về chế độ quan chế,quan lại và các tội phạm liên quan đến chức vụ (trừ quan lại quân sự). Chương “Quân chính” gồm 43 điều quy định về các chế độ và các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực quân sự,

3) Quyển 3 gồm 6 chương với 127 điều. Chương “Hộ hôn” gồm 58 điều quy định về hôn nhân, gia đình và các vấn đề về hộ tịch, đồng thời quy định các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực này. Chương 2 và 3 – “Điền địa”, gồm 46 điều quy định những vấn đề liên quan đến ruộng đất (quyền sở hữu, mua bán, trao đổi, cầm cố). Chương 4 và 5 – “Hương hoả”, gồm 13 điều quy định các vấn đề liên quan đến thừa kế và hương hoả đối với di sản là ruộng đất, đồng thời, quy định các loại tội phạm vi phạm về các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế. Chương 6 – “Thông gian”, gồm 10 điều chủ yếu quy định các hành vi gian dâm, vi phạm chế độ hôn nhân và đời sống vợ chồng;

4) Quyển 4 gồm 2 chương. Chương “Đạo tặc” gồm 54 điều quy định về các hành vi cướp của, giết người, xâm hại an ninh quốc gia; hình phạt và việc bồi thường thiệt hại do các hành vi phạm tội gây ra. Như vậy, hành vi đạo tặc được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau, chính vì vậy, hình phạt áp dụng cho tội phạm quy định trong chương này rất đa dạng. Chương “Đấu tụng” gồm 50 điều quy định về các hành vi gây gổ, đánh nhau, lăng mạ, chửi bới nhau và thưa kiện ở quan án;

5) Quyển 5 gồm 2 chương. Chương “Trá nguy” gồm 38 điều quy định về các hành vi gian dối, lừa đảo chủ yếu trong các giao dịch dân sự, quy định về hiệu lực của khế ước (hợp đồng) như điều kiện khế ước, khế ước vô hiệu… và giải quyết hậu quả của khế uớc vô hiệu. Chương “Tập luật gồm 92 điều quy định các hành vi nguy hiểm khác cho xã hội, ảnh hưởng đến trật tự chung mà không được quy định trong chương khác;

6) Quyển 6 gồm 2 chương. Chương “Bộ vong” gồm 13 điều quy định việc bắt người phạm tội bỏ trốn. Chương “Đoán ngục” gồm 65 điều quy định về điều tra, xét xử và thi hành án.

 

Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật khác nhau như hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân – gia đình và kể cả luật tố tụng… Bên cạnh các quy định trong hầu hết các điều luật, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đều gắn hành vi vi phạm điều luật đó với một hay nhiều hình phạt. Chính vì vậy, pháp luật phong kiến nói chung mang nặng tính hình sự, mặc dù ít nhiều có sự phân biệt giữa dân luật và hình luật.

Bộ luật Hồng Đức điều chỉnh các vấn đề gì?

Các quy định về luật dân sự trong Bộ luật Hồng Đức

Trong Bộ luật Hồng Đức thì các quan hệ về dân sự được Bộ luật này đề cập đến nhiều nhất là các lĩnh vực về quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và vấn đề về thừa kế ruộng đất.

– Đối với quan hệ sở hữu và hợp đồng: Bộ luật Hồng Đức quy định về hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: Sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư). Trong Bộ luật Hồng Đức, do trong thời kỳ này đã có chế độ lộc điền – công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong Bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng đất công, ví dụ như:

bo luat hong duc
bộ luật hồng đức

+ Không được bán ruộng đất công (Điều 342);

+ Không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (Điều 343);

+ Không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (Điều 344);

+ Không được bỏ hoang ruộng đất công (Điều 350);

+ Cấm biến ruộng đất công thành ruộng đất tư (Điều 353);

+…….

– Đối với các quan hệ thừa kế: Trong lĩnh vực thừa kế Bộ luật Hồng Đức có các quy định khá gần gũi với các quy định của pháp luật về thừa kế hiện đại. Cụ thể khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình và dòng họ. Ngoài ra Bộ luật Hồng Đức cũng có các quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không có di chúc. Điều đáng chú ý là Bộ luật Hồng Đức đã có các quy định cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ so với các quy định của các bộ luật khác trong thời kỳ phong kiến khác. Đây cũng được gọi là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.

Các quy định về luật Hình sự trong Bộ luật Hồng Đức

Luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội dung của Bộ luật Hồng Đức. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm:

– Vô luật bất thành hình (được quy định tại Điều 642, 683, 685, 708, 722): Các điều khoản này quy định chỉ được khép tội trong khi Bộ luật này có quy định, không được phép thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã được quy định trong luật (Điều khoản này tương tự như các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật hình sự thời hiện đại).

– Chiếu cố (được quy định tại các Điều 1, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 17, 680): Các điều khoản này quy định các chế độ chiếu cố, đãi ngỗ đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), người tàn tật, phụ nữ,…

​- Chuộc tội bằng tiền (được quy định tại Điều 6, 16, 21, 22, 24): Các điều khoản này quy định đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy nhiên các điều khoản này cũng loại trừ đối với các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy hiểm cho chính quyền) và các tội đánh bằng roi (các tội có tính chất răn đe, giáo dục) thì sẽ không được áp dụng biện pháp chuộc tiền.

– Trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 16, 35, 38, 411, 412): Các điều này quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác.

– Miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553): Các điều này quy định về việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ những tội thập ác, giết người thì sẽ không được áp dụng các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự).​

– Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu (được quy định tại Điều 25, 39. 411, 504).

Việc phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật Hồng Đức được phân thành các nhóm như sau:

– Phân loại theo hình phạt;

– Phân loại theo việc phạm tội cố ý hay phạm tội vô ý;

– Phân loại theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội;

– Phân loại dựa vào tính chất của đồng phạm.

Các nhóm tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hồng Đức, cụ thể như sau:

– Các tội thập ác: Là 10 tội danh nguy hiểm nhất chi chính quyền như:

+ Các tội liên quan đến vương quyền như tội: mưu phản, mưu đại nghịch (quy định tại Điều 2 và 411), mưu bạn (Điều 412), tội đại bất kính (Điều 430 và 431).

+ Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân – gia đình như tội: ác nghịch (quy định tại Điều 416), tội bất hiếu, tội bất mục, tội bất nghĩa, tội nổi loạn.

+ Các tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo như tội nất đạo (quy định tại Điều 420 và Điều 421).

– Các nhóm tội phạm khác: Bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của nhà vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm đến chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm đến chế độ tư pháp,…

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bộ luật hồng đức. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139