Ban cán sự Đảng có chức năng là lãnh đạo và chỉ đạo đối với các cơ quan nhà nước, đối với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và những quy định hay hướng dẫn của Trung ương. Vậy ban cán sự Đảng là gì? Quy định về tổ chức và hoạt động?
Ban cán sự đảng là gì?
Ban cán sự đảng là do cấp ủy cùng cấp quyết định lập ra trong 1 số ít các cơ quan chỉ huy của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị – xã hội (như trước đây Ban cán sự Đảng còn được lập ở 1 số ít các đơn vị chức năng sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước trọng điểm) nhằm để triển khai sự chỉ huy của đảng so với các cơ quan, đơn vị chức năng, các tổ chức triển khai đó.
Đây chính là một trong các phương pháp chỉ huy quan trọng của Đảng so với Nhà nước Việt Nam và xã hội. Từ trước đến nay, việc xây dựng lên ban cán sự đảng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi xây dựng Đảng.
Trải qua một quy trình lịch sử dân tộc, ban cán sự đảng đã nhiều lần đổi khác nhằm để tương thích với từng quá trình cách mạng của nước ta. Hiện nay, ở cấp Trung ương còn có 24 ban cán sự đảng ở Trung ương và có 189 ban cán sự đảng trong một số ít các cơ quan chỉ huy của Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và cả đoàn thể chính trị – xã hội ở cấp tỉnh.
Tại Điều 1 Quyết định số 172-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở trung ương có quy định rằng:
“Ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư”
Như vậy, ta có thể hiểu ban cán sự Đảng chính là một tổ chức do chính Bộ Chính trị, do Ban Bí thư quyết định thành lập lên và Ban cán sự Đảng phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của người đã quyết định thành lập lên mình đó là Bộ chính trị và Ban Bí thư.
Cơ cấu tổ chức của Ban cán sự đảng ở Trung ương
Ban cán sự đảng do Bộ Chính trị quyết định về nhân sự
Cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Quyết định 172-QĐ/TW năm 2013, thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ gồm:
+ Thủ tướng;
+ Các Phó Thủ tướng;
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Bộ Chính trị quyết định.
Trong đó, đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Ban cán sự đảng do Ban Bí thư quyết định về nhân sự
Nhân sự của Ban cán sự đảng do Ban Bí thư quyết được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 5 Quyết định 172-QĐ/TW năm 2013, cụ thể như sau:
– Thành viên Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao gồm:
+ Chánh án;
+ Các Phó Chánh án;
+ Vụ trưởng vụ tổ chức – cán bộ;
+ Thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định.
Trong đó, đồng chí Chánh án làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Chánh án làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
– Thành viên Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
+ Viện trưởng;
+ Các Phó Viện trưởng;
+ Vụ trưởng vụ tổ chức – cán bộ;
+ Thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định.
Trong đó, đồng chí Viện trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí Phó Viện trưởng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
– Thành viên ban cán sự đảng các bộ, ngành gồm:
+ Bộ trưởng (hoặc người đứng đầu ngành),
+ Các thứ trưởng (hoặc các cấp phó của người đứng đầu ngành);
+ Vụ trưởng vụ tổ chức – cán bộ;
+ Các thành viên khác (nếu có) do ban cán sự đảng đề nghị, Ban Bí thư quyết định.
Trong đó, đồng chí bộ trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 đồng chí thứ trưởng làm phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Chế độ làm việc của Ban cán sự đảng ở Trung ương
Cụ thể tại Điều 8 Quyết định 172-QĐ/TW năm 2013, chế độ làm việc của Ban cán sự đảng được quy định như sau:
– Ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng một lần, họp chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ. Các văn bản của cuộc họp được gửi trước đến các ủy viên. Nội dung các cuộc họp phải ghi biên bản, có kết luận và nếu cần ra nghị quyết để thực hiện.
– Bí thư Ban cán sự đảng điều hành công việc chung, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chủ trì các phiên họp của ban cán sự đảng, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Khi có yêu cầu đột xuất, nếu bí thư vắng mặt, thì phó bí thư hoặc một ủy viên (nơi không có phó bí thư) được ủy quyền chủ trì phiên họp và ký văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Đồng chí phó bí thư (nếu có) hoặc một ủy viên được phân công giải quyết công việc thường xuyên, trực tiếp phụ trách văn phòng ban cán sự đảng.
Các ủy viên khác thực hiện nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt của ban cán sự đảng.
– Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu ban cán sự đảng báo cáo Ban Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ theo thẩm quyền quản lý của ban cán sự đảng.
– Sau mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư ban cán sự đảng là Ủy viên Trung ương Đảng (hoặc được mời dự họp Trung ương) có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ương đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị; chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban cán sự đảng:
Nhiệm vụ của ban cán sự Đảng
Nhiệm vụ và quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ của ngành, đơn vị; lãnh đạo kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ; phối hợp với các cấp ủy đảng để xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; chịu trách nhiệm trước cấp ủy về các đề xuất và quyết định của mình.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Khi các thành viên của đảng đoàn, ban cán sự đảng có ý kiến khác nhau, qua thảo luận không thống nhất được thì xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy ở Trung ương báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, xin ý kiến ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng họp định kỳ 3 tháng 1 lần, họp bât thường khi cân. Các cuộc họp đều phải ghi biên bản, có kết luận và ra nghị quyết để lưu hành, thực hiện trong nội bộ. Đông chí bí thư chủ trì công việc chung, chủ tọa các cuộc họp, trực tiếp báo cáo hoặc ký các văn bản báo cáo với cấp ủy cùng cấp. Hăng năm, đảng đoàn, ban cán sự đảng báo cáo cấp ủy cùng cấp (ở Trung ương báo cáo Ban Bí thư, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể mình.
– Đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của mình. Nếu xét thấy cần thiết thì tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng có thể quyết định bố trí một số cán bộ chuyên trách giúp việc.
Việc thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng
Ở những nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng, để thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng, cấp ủy giao trách nhiệm cho cấp ủy viên và đảng viên là cán bộ phụ trách các cơ quan, đoàn thể cùng cấp phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng ủy, chi ủy trong các cơ quan, đơn vị đó theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
Khi tập thể lãnh đạo cơ quan, đoàn thể thảo luận, quyết định về chủ trương, nhiệm vụ và công tác cán bộ của ngành, đoàn thể và cơ quan, thì đảng viên là thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo đoàn thể đó mời đại diện của đảng ủy, chi ủy cơ quan tham gia. Khi cấp ủy họp bàn về việc thực hiện nghị quyết của Đảng thì đảng ủy, chi ủy mời thủ trưởng tham dự (nếu thủ trưởng không trong cấp ủy hoặc không phải là đảng viên).
Trách nhiệm quyền hạn của bí thư ban cán sự Đảng
Tại Điều 4 Quy chế làm việc mẫu của Đảng Đoàn/Ban cán sự Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 162-QĐ/TW năm 2018, quy định trách nhiệm, quyền hạn của bí thư Ban cán sự Đảng như sau:
– Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng và những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Là người đứng đầu đảng đoàn/ban cán sự đảng; chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm chính trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đảng đoàn/ban cán sự đảng về hoạt động của đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đảng đoàn/ban cán sự đảng; phụ trách công tác tổ chức, cán bộ theo quy định phân cấp quản lý; phân công nhiệm vụ cho các thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Triệu tập, chủ trì, quyết định nội dung, chương trình và kết luận các phiên họp của đảng đoàn/ban cán sự đảng.
– Thay mặt đảng đoàn/ban cán sự đảng ký các văn bản gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nếu vắng mặt, thì ủy quyền cho phó bí thư hoặc một ủy viên chủ trì phiên họp, ký văn bản báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Sau mỗi kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư đảng đoàn/ban cán sự đảng có trách nhiệm truyền đạt nhanh những nội dung cơ bản của nghị quyết Trung ương đến cán bộ chủ chốt trong cơ quan; chỉ đạo việc triển khai kế hoạch thực hiện các nội dung trong nghị quyết liên quan đến… (tên cơ quan, tổ chức).
– Chỉ đạo việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn/ban cán sự đảng theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Quy chế này.
Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi ban cán sự đảng là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.