Hạch toán thuế thu nhập cá nhân

hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào là vấn đề được rất nhiều các bạn kế toán quan tâm. Vậy làm thế nào để hạch toán thuế thu nhập cá nhân cho đúng. Bài viết sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Theo Wikipedia, thuế là một khoản tài chính bắt buộc phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật chế tài. Thuế bao gồm thuế trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hiện nay, Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và các văn bản hướng dẫn thi hành không đưa ra khái niệm cụ thể về thuế thu nhập cá nhân.

Theo cách phân tích từ ngữ thông thường, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân.

Dựa vào định nghĩa nêu trên và các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu (thu trực tiếp), tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ.

Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

– Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)

– Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng với ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội:

– Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

–  Góp phần thực hiện công bằng xã hội: thuế thu nhập cá nhân thường chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.

– Điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.

– Phát hiện thu nhập bất hợp pháp.

Thu nhập bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

– Theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh (số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công) đối với đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm). Ngoài ra, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Nghĩa là, người lao động làm việc có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền kinh doanh trên 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc) mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng; có 02 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 19,8 triệu đồng mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân (sau khi trừ các khoản được miễn, giảm).

– Cá nhân kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu > 100 triệu đồng/năm (Thông tư 92/2015/TT-BTC).

– Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn: cứ có thu nhập từ đầu tư vốn có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: cứ có thu nhập phải nộp thuế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: có thu nhập thì phải đóng thuế trừ trường hợp mua bán giữa người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, một thửa đất.

– Thu nhập từ trúng thưởng: cá nhân trúng thưởng có giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân (khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

– Thu nhập từ bản quyền: cá nhân có thu nhập từ bản quyền trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ phải nộp thuế TNCN (Điều 13 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: cá nhân có thu nhập từ nhượng quyền thương mại trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân (Điều 14 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

– Thu nhập từ thừa kế, quà tặng: phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận phải đóng thuế TNCN (Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp có thu nhập từ thừa kế, quà tặng đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Chỉ thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán; vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; bất động sản; các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước thì mới phải nộp thuế.

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Đối với nền kinh tế xã hội

– Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất – nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước.

– Góp phần thực hiện công bằng xã hội

Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.

– Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội.

– Phát hiện thu nhập bất hợp pháp

Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này.

hạch toán thuế thu nhập cá nhân
hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Đối với hệ thống thuế

– Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác

Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế.

– Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.

Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Để kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân, kế toán cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:

– Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc ủy quyền chi trả thu nhập phải thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ thuế tại nguồn. Tức là: Doanh nghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ khoản thuế trước khi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để thay người lao động nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước.

– Doanh nghiệp chi trả thu nhập phải có trách nhiệm tính tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ thuế, nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Khi khấu trừ thuế TNCN, doanh nghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ quy định.

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể:

Kết cấu

Giảm

Tăng

Bên nợ

Bên có

Số thuế thu nhập cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp vào Ngân sách nhà nước

Số dư bên Nợ:
Thể hiện số thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước

Số dư bên có:
Thể hiện số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

Cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân

Trong từng trường hợp cụ thể, cách hạch toán thuế thu nhập cá nhân có sự khác biệt.
Cụ thể như sau:

Khi tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:

Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động.

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (Số thuế TNCN phải khấu trừ).

Nếu doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương Net): Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ( Trên hợp đồng lao động phải giải thích rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động)

Nợ 641/642/154/62…

Có TK 3335 – Thuế TNCN (số thuế TNCN phải nộp thay).

Khi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả nộp khác (3388).

Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu).

Có TK 3335 – Thuế TNCN (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu).

Khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

Có các Tk 111, 112,…: Số tiền đã nộp.

Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán:

Dựa trên kết quả của tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN), kế toán xác định:

– Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN: Phải nộp thêm tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Hạch toán:

+ Bút toán 1: Khấu trừ lấu thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu

Nợ 111/112/334/138…

Có 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

+ Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

Có các TK 111,112,…: Số tiền đã nộp.

– Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN: Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 46 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa. Đối với số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, kế toán có thể xử lý theo 2 cách: Bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục để hoàn thuế.

+ Hạch toán:

Nợ 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa

Có 138: Nếu để bù trừ sang kỳ sau

Có 338: Nếu làm thủ tục hoàn thuế.

+ Nếu để bù trừ vào kỳ sau:

Xét về số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp tự động bù trừ. Nếu xét trên từng cá nhân đã nộp thừa: Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết cho từng người thông qua tài khoản 138.

+ Nếu làm thủ tục hoàn thuế:

Khi kế toán nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán.

  • Nợ 112: số tiền hoàn
  • Có 3335

Khai trả lại số tiền hoàn thuế đó cho người nộp thuế:

  • Nợ 338 (chi tiết cho từng người thừa).
  • Có 111/112.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hạch toán thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139