Quy trình lập báo cáo tài chính

quy trình lập báo cáo tài chính

Đối với một kế toán viên thì việc báo cáo tài chính là công việc thường xuyên phải thực hiện. Tuy nhiên quy trình lập báo cáo tài chính với đầy đủ các bước thế nào thì không phải nhân viên nào cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích trong quy trình lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu chung về báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Thành phần của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những thông tin kinh tế được tổng hợp và trình bày theo mẫu quy định. Chúng mang đến những thông tin cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như dòng lưu chuyển tiền của tổ chức, doanh nghiệp.

Bởi vậy, trước khi nắm được quy trình lập báo cáo tài chính, việc tìm hiểu một báo cáo tài chính cơ bản gồm những gì cũng vô cùng quan trọng vì chỉ khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu đi kèm, báo cáo tài chính mới thực sự “phát huy” được vai trò của mình.

Theo đó, một bộ báo cáo tài chính sẽ bao gồm các báo cáo cơ bản sau:

– Một là, Bảng cân đối kế toán

Cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu:

Tài sản

 Nợ phải trả

 Nguồn vốn

– Hai là, Báo cáo kết quả kinh doanh

Thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt kỳ báo cáo qua các chỉ tiêu:

Doanh thu

Chi phí

 Lợi nhuận

– Ba là, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Cũng mang tính thời kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bức tranh phản ánh luồng tiền ra/ vào của các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh. 

– Bốn là, Thuyết minh báo cáo tài chính

Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán – Báo cáo kết quả kinh doanh –  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều được thể hiện một cách đầy đủ.

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính?

(Hướng dẫn lập theo chuẩn Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Các nguyên tắc cần tuân thủ: Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện phân loại lại tài sản và nợ phải trả được xác định là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Do vậy, từ sổ chi tiết các tài khoản, kế toán cần phải tiến hành phân loại chi tiết theo nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính nêu trên.

Nguyên tắc dồn tích

Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.

Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp

Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính, các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục cùng tính chất. Theo nguyên tắc trọng yếu thông tin, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính chất trọng yếu.

Nguyên tắc nhất quán

Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

– Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại các việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện

– Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

Nguyên tắc bù trừ

– Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt; Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.- Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau (Bù trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí).

+ Được bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác+ Một số giao dịch ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được bù trừ khi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính.

Nguyên tắc có thể so sánh

Theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải trình bày các số liệu trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.

– Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

– Các chỉ tiêu không có số liệu, doanh nghiệp không phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu báo cáo.

Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được hiểu là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và những gì mà doanh nghiệp nợ ở một thời điểm nhất định. Nói rõ hơn, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định.

Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Tài sản cố định gồm:

– Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác

– Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn

Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:

Cổ phiếu

Bán thành phẩm

Tiền nợ của khách hàng

Tiền mặt tại ngân hàng

Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê

Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm: Tiền nợ các nhà cung cấp, Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác, Thuế phải trả trong một năm.

quy trình lập báo cáo tài chính
quy trình lập báo cáo tài chính

Các khoản nợ dài hạn, gồm: Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm.

Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại.

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần.

Lãi lỗ

Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:

Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý

Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,…

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm có:

Đặc điểm hoạt động của công ty

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Các chính sách kế toán áp dụng

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Thông tin bổ sung cho Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).

Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:

Dòng tiền vào:

Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ

Lãi tiền gửi từ ngân hàng

Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư

Đầu tư của cổ đông

Dòng tiền ra

Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô, hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ

Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày

Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…

Chi trả lợi tức

Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác

Quy trình lập báo cáo tài chính gồm những bước nào?

Dưới đây Luật Trần và Liên Danh xin gửi tới quý độc giả các bước để lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật như sau:

Bước 1: Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán

Công việc này được sắp xếp theo trình tự như sau:

Tiếp nhận chứng từ, báo cáo của doanh nghiệp chuyển giao.

Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán
Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chức lưu trữ chứng từ

Vào sổ công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt, tiền gửi

Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hoá, sản phẩm

Tập hợp chi phí và tính giá thành của từng dịch vụ, sản phẩm

Lập các chứng từ kế toán: Nhập, xuất, thu, chi

Lập các sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, sổ kho hàng hoá

Lập các mẫu biểu phân bổ, khấu hao TSCĐ, CCDC…theo quy định

Lập bảng lương, các mẫu biểu liên quan đến lao động.

Lập sổ cái các tài khoản kế toán

Lập sổ nhật ký chung

Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán

Chuyển giao sổ sách kế toán cho doanh nghiệp vào cuối năm tài chính (File dữ liệu)

Bước 2. Lập báo cáo tài chính – Quyết toán thuế

Lập Báo cáo cáo tài chính

Lập Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Lập Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Lập Báo cáo quyết toán hoá đơn

Bước 3. Hoàn thiện

In Báo cáo tài chính và các báo cáo khác có liên quan

Xin chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp

Nộp Báo cáo tại cơ quan thuế

Chuyển trả báo cáo cho doanh nghiệp

Chuyển giao sổ sách kế toán cho doanh nghiệp vào cuối năm tài chính (File dữ liệu)

Kết thúc quy trình làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về quy trình lập báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139