Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động quan trọng nhằm lưu thông hàng hoá của một quốc gia với bên ngoài. Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các doanh nghiệp. Để kinh doanh xuất nhập khẩu, Quý vị cần trang bị một số kinh nghiệm cũng như thủ tục pháp lý để thành lập công ty về xuất nhập khẩu cũng như về vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Thông tin cần chuẩn bị để đăng ký công ty xuất nhập khẩu

Đặt tên công ty xuất nhập khẩu

Tên công ty không được trùng với các công ty đã đăng ký trước đó.

Tên có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt.

Tên tiếng Việt thì phải có 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng

Tên tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài thì tên riêng của doanh nghiệp có thể để nguyên hoặc cũng có thể dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng

Tên viết tắt: Là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài

Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Khi đăng kí vốn điều lệ của doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp có thể tự quyết định. Và không cần phải chứng minh nhưng cũng nên cần lưu ý. Bởi mức vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải đóng hàng năm.

Mức vốn điều lệ dưới 10 tỷ sẽ đóng mức thuế là 2 triệu đồng/năm

Mức vốn điều lệ Trên 10 tỷ sẽ đón 3 triệu đồng/năm.

Các công ty xuất nhập khẩu mới thành lập cũng không nên quá đặt nặng vấn đề này. Vì thực tế việc điều chỉnh lại mức vốn điều lệ là tương đối đơn giản

Ngành nghề kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩu

Bản chất khi tiến hành đăng ký công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh bất kỳ. Việc cần làm là khi đề nghị mở công ty với Sở kế hoạch đầu tư thì doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động xuất nhập. Một số ngành nghề kinh doanh mà công ty xuất nhập khẩu có thể tham khảo

Mã ngành

Tên ngành

4782

Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ

7310

Quảng cáo

7820

Cung ứng lao động tạm thời

4771

Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

1410

May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

(trừ tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan và không gia công hàng đã qua sử dụng, thuộc da, luyện cán cao su tại trụ sở).

 

1420

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

(không thuộc da, tẩy, nhuộm, hồ, in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở).

 

1430

Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

1511

Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú

1512

Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm

(Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở)

 

1520

Sản xuất giày dép

(Trừ thuộc da, luyện cán cao su, tái chế phế thải, tẩy nhuộm hồ in và không gia công hàng đã qua sử dụng tại trụ sở)

 

4641

Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

Địa chỉ trụ sở công ty

Để nhận được giấy phép xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải khai báo địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ VIệt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phó, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra còn cần thêm số điện thoại liên lạc. Các thông tin như số fax hay thư điện tử có thể có hoặc không.

Lưu ý: Với các chung cư có chức năng để ở sẽ không được đặt làm trụ sở chính của doanh nghiệp. Trừ trường hợp chung cư đã được xin chức năng kinh doanh thì có thể đăng ký làm trụ sở.

Vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Khi đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty xuất nhập khẩu thì vốn ban đầu cần kê khai (còn goi là vốn điều lệ) là một trong những loại vốn cơ bản cần phải có. Vậy vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu cần bao nhiêu thì đủ.

+ Khi thành lập công ty xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp không cần quá quan tâm về mức vốn điều lệ. Bởi vì pháp luật không có giới hạn về mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty xuất nhập khẩu. Do vậy, bạn chỉ cần đóng số vốn điều lệ phù hợp với điều kiện của công ty xuất nhập khẩulà được. Ví dụ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đóng vốn điều lệ và 5 triệu đồng, cũng vẫn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.

+ Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định (ví dụ bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm…), thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải bằng với 2 loại vốn này theo đúng như quy định.

Một số lưu ý đối với vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

– Trường hợp khi đã hết thời hạn góp vốn thì vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu được tính là giá trị phần vốn đã được góp vào doanh nghiệp của thành viên.

– Vốn điều lệ được công ty xuất nhập khẩu đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư tùy thuộc vào tính chất, nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp.

– Bên cạnh vốn điều lệ thì khi thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cũng phải lưu ý đến các loại vốn khác như vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp của cá nhân hay tổ chức ngoài nước. Trong đó:

+ Vốn pháp định chỉ cần thiết ở một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định, nên một số trường hợp khi thành lập doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩucần có loại vốn này, nhưng một số trường hợp lại không cần thiết.

+ Vốn ký quỹ: Vốn này thuộc vốn pháp định. Trông suốt quá trình kinh doanh, công ty xuất nhập khẩukhông cần phải có số tiền ký quỹ tồn tại thực tế trong tài khoản ngân hàng.

+ Vốn góp của các cá nhân hoặc tổ chức ngoài nước: Là vốn góp 100% hoặc chỉ là vồn đóng theo 1 tỷ lệ nào đó.

vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu
vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu

Một số kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu hữu ích cho doanh nghiệp

Để có thể thuận lợi mở doanh nghiệp thì bên cạnh việc chuẩn bị vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu thì bạn nên lưu ý thêm một số kinh nghiệm hữu ích sau:

Kinh nghiệm đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu

– Công ty cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty.

– Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong những loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt. Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên.

Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty

– Để có thể tiến hành giao dịch tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện công ty xuất nhập khẩu phải mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp để mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty xuất nhập khẩu lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Kinh nghiệm chọn loại hình công ty xuất nhập khẩu

– Doanh nghiệp phải dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp… để chọn cho công ty một loại hình doanh nghiệp phù hợp, có khả năng giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh được các rủi ro trong tương lai. Doanh nghiệp có thể đăng ký những loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty hợp danh.

Kinh nghiệm kê khai và đóng thuế đầy đủ

– Sau khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài tối đa trong vòng 30 ngày. Nếu không sẽ bị xử phạt hành vi chậm nộp tờ khai thuế. Ngoài ra, công ty sẽ cần đóng một số loại thuế như:

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

+ Thuế môn bài. Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu tiền thuế môn bài mỗi năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì phải đóng 2 triệu đồng mỗi năm.

Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty xuất nhập khẩu

– Công ty cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty.

– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Địa chỉ của công ty phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể chỉ phục vụ mục đích để ở.

Kinh nghiệm khắc con dấu cho công ty

– Sau khi thành lập công ty và có mã số thuế, doanh nghiệp cần thực hiện khắc con dấu tròn cho công ty xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về Tên doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Kinh nghiệm chọn người đại diện pháp luật phù hợp

– Doanh nghiệp hãy chuẩn bị người có năng lực và trí tuệ và đủ tin tưởng. Bởi người đại diện có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý liên quan trong công ty. Công ty có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Để thuận tiện, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty.

– Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Kinh nghiệm treo bảng hiệu và phát hành hóa đơn

– Bạn cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Hình thức bảng hiệu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên trên bảng hiệu cần có tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số… Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.

– Ngoài ra, công ty xuất nhập khẩu nên ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó tiến hành đặt in hóa đơn để sử dụng. Trường hợp không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mua hóa đơn từ cơ quan thuế để sử dụng.

Kinh nghiệm đăng ký ngành nghề kinh doanh

– Công ty để có thể thực hiện hoạt động thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động. Phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề để có thể đăng ký kinh doanh. Tùy thuộc vào sản phẩm, hàng hóa hay mặt hàng doanh nghiệp muốn xuất, nhập khẩu và cần đăng ký ngành nghề phù hợp.

– Ngoài ra, doanh nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải lưu ý:

+ Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

+ Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.

Kinh nghiệm thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán

– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết sổ sách của công ty xuất nhập khẩu hay hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Luật Trần và Liên danh.

Kinh nghiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.Thời hạn tối đa để thực hiện thủ tục này là 30 ngày kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư của nước ngoài.

– Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh;  Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Nếu quá thời gian trên mà doanh nghiệp không thực hiện việc công bố thông tin công ty thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.

Kinh nghiệm góp vốn vào công ty xuất nhập khẩu

– Công ty xuất nhập khẩu trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện góp đủ vốn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết thì cần làm thủ tục điều chỉnh, thay đổi vốn điều lệ của công ty.

– Doanh nghiệp có thể góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Kinh nghiệm đóng thuế trực tuyến bằng chữ ký số

– Để có thể thực hiện đóng thuế trực tuyến thì công ty xuất nhập khẩu cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số theo quy định. Sau đó, kế toán viên của công ty dùng chữ ký số để đóng các loại thuế đúng thời gian quy định khi công ty đi vào hoạt động. Doanh nghiệp hãy đề nghị nhân viên ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty để có thể đóng thuế trực tuyến.

>>>>Lưu ý: Doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu, điều kiện ngành nghề theo quy định và thực hiện xin giấy phép xuất, nhập khẩu thì mới có thể đi vào hoạt động kinh doanh. Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Lúc đó, doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định

Trên đây là bài viết tư vấn về vốn điều lệ thành lập công ty xuất nhập khẩu của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139