Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi lần quyết toán thuế do đó Luật Trần và Liên Danh xin được hướng dẫn cách tính tiền thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho các thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh bao gồm cả ví dụ cụ thể trong từng trường hợp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thế nào là thuế thu nhập cá nhân?
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Thuế này thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Chính vì thế thuế thu nhập cá nhân có những đặc điểm sau:
– Có diện đánh thuế rộng là tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.
– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.
Thuế thu nhập cá nhân lầ đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật (1887), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỉ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới, chiếm 30-60% tổng thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1914 đến tận năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. Ở Pháp thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1916, Liên Xô là 1922, cho đến nay theo thống kê của ERNST & YOUNG tại “The global Excutive” tính đến ngày 15/09/2001 thế giới có 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân.
Trước đây do điều kiện hoàn cảnh nền kinh tế tập trung, do nguồn thu nhập của dân cư trong xã hội mang tính thuần chất nên Nhà nước không thu thuế đối với thu nhập của cá nhân không kinh doanh.
Hiện tại, cơ chế quản lý và cơ chế kinh tế đã thay đổi theo hướng nền kinh tế thị trường, mức độ phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn nên để thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, ngà 27/12/1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh này được áp dụng trên thực tế kể từ ngày 1/4/1991. Qua quá trình thực hiện, Quốc hội đã sửa đổi bổ sung nhiều lần vào năm 1992, 1993, 1994, 1997, 2001, 2004.
Ngày 21/11/2007 Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Và đến năm 2012, Luật thuế thu nhập cá nhân đã được sửa đổi bổ sung một số điều để phù hợp với thực tiễn.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được chia thành 2 đối tượng khác nhau, gồm: Cá nhân cư trú (cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng) và cá nhân không cư trú. Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp đều có cách tính thuế thu nhập khác nhân khác nhau và chỉ có cá nhân cư trú mới được tính giảm trừ gia cảnh.
Với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất, trong đó, thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm: Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật; Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Các khoản giảm trừ gồm: Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần theo quy định.
Về mức lương phải nộp thuế, cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản: Tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo; Thu nhập được miễn thuế thu nhập…
Với người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, theo Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Số thuế phải nộp được tính theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả.
Còn với cá nhân không cư trú (người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú) không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Nghĩa là, họ chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế. Cá nhân đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện thì được trừ khoản này.
Về cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú, theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Còn Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, lao động ký hợp đồng thử việc mà có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Cách tính thuế TNCN theo đối tượng người nộp thuế, loại hợp đồng ?
Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhâp chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế – Các khoản thu nhập không chịu thuế
Trong đó:
– Tổng thu nhập là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp; tiền thưởng, tiền hỗ trợ,….
– Các khoản thu nhập đươc miễn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thuế TNCN:
“i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.”
Và khoản 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC về thuế TNCN:
“r) Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam nhận được do làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.”
Khoản 5 Thông tư 92/2015/TT_BTC:
“s) Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu có được từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.”
– Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, bổ sung tại khoản1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC; tiết đ.1 điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC,…
– Các khoản giảm trừ: quy định tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC. (bao gồm giảm trừ gia cảnh, giảm trừ bảo hiểm)
– Thuế suất sẽ theo biểu lũy tiến từng phần:
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT – 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT – 9,85 trđ |
Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động
Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2015, Thuế TNCN phải nộp của đối tượng này được tính bằng 10% trên tổng thu nhập:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Cá nhân không cư trú
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
2.Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền côngcủa cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Như vậy, đối với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN phải nộp = 20% * Thu nhập chịu thuế TNCN
Trong đó: Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập không chịu thuế TNCN – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách tính tiền thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.