Để cải thiện chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm rau quả thì áp dụng thí điểm VietGAP và nhân rộng trên phạm vi cả nước là việc làm cần thiết. Muốn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng rau cần phải biết các hình thức đăng kí để được tham gia trồng một cách an toàn. Để hiểu rõ về giấy chứng nhận vietgap các bạn nên tham khảo bài viết sau của Luật Trần và Liên danh.
Giấy chứng nhận vietgap là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2018, được áp dụng trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Bộ tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các tiêu chí do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.
Áp dụng thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP giúp doanh nghiệp:
– Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, giấy chứng nhận vietgap là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu.
– Làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hôi.
– Toàn bộ chuỗi sản xuất sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hình thành được quy trình sản xuất đạt chuẩn. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và đạt giấy chứng nhận vietgap, sản phẩm của họ mang lại niềm tin cho người tiêu dùng và đối tác. Đây được xem là công cụ hữu hiệu để thực hiện các chiến dịch quảng cáo marketing của doanh nghiệp.
Sản phẩm đạt giấy chứng nhận vietgap dùng làm thực phẩm là nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế biến, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Các tiêu chí để đánh giá cấp giấy chứng nhận vietgap
Các tổ chức muốn đạt tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
Tiêu chí về kỹ thuật sản xuất
Giấy chứng nhận vietgap yêu cầu các tổ chức phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sản xuất. Nghĩa là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về phương pháp canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.
Tiêu chí về môi trường làm việc
Môi trường làm việc phải được có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết để bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.
Tiêu chí về an toàn thực phẩm
Đây là tiêu chí rất quan trọng để các tổ chức có thể đạt tiêu chuẩn VietGAP. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm và đạt giấy chứng nhận vietgap, trong toàn bộ khâu canh tác, tổ chức phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, nghĩa là không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh.
Tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP phải có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm của cơ quan quản lý và khách được dễ dàng hơn.
Lợi ích khi áp dụng giấy chứng nhận vietgap
Trước tình hình thị trường xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản trên Thế giới đang được kiểm soát chặt chẽ với những tiêu chuẩn gắt gao, sự ra đời của tiêu chuẩn VietGAP như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm, mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu nông – thủy sản cũng như những lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội, nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta. Cụ thể:
Đối với xã hội
Như đã nói, việc áp dụng VietGAP giúp các sản phẩm sau khi được thu hoạch đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Quốc tế để có thể xuất khẩu sang các khu vực khác. Điều này góp phần thúc đẩy, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, đảm bảo được đầu ra cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất
Có được giấy chứng nhận vietgap nghĩa là cơ sở sản xuất phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định để khẳng định chất lượng sản phẩm. Do đó, tạo được lòng tin hơn với khách hàng và tạo được chỗ đứng vững chắc về thương hiệu trên thị trường.
Đối với cơ sở chế biến
Các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn giấy chứng nhận vietgap sẽ giúp đảm bảo về chất lượng sản phẩm (sạch và an toàn), giúp nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng và các đối tác. Từ đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu.
Không những thế, các cơ sở chế biến này còn có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm sau chế biến sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu do hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn giấy chứng nhận vietgap sẽ dần tạo cho người tiêu dùng thói quen sử dụng cũng như nhận biết được các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho sức khỏe. Điều này sẽ trở thành động lực giúp nhà sản xuất, cơ sở chế biến cải tiến chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.
4 tiêu chí để làm căn cứ đánh giá doanh nghiệp đạt giấy giấy chứng nhận vietgap
Tiêu chí 1: Về kỹ thuật sản xuất
Yêu cầu về kỹ thuật sản xuất là tiêu chí đặt ra đầu tiên của chứng nhân VietGAP mà doanh nghiệp phải đạt được. Trong đó bao gồm: phương thức canh tác, thu hoạch cũng như những tiêu chuẩn về hạt giống (trồng trọt), con giống (thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước, nguồn đất.
Tiêu chí 2: Về môi trường làm việc
Môi trường làm việc phải có đầy đủ tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động, bảo vệ tốt nhất cho người lao động về sức khỏe.
Tiêu chí 3: Về an toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm là tiêu chí rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể đạt giấy chứng nhận vietgap. Để đảm bảo được về chất lượng thực phẩm trong toàn bộ khâu canh tác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm không bị ô nhiễm, không được sử dụng các chất bảo quản, dư lượng kháng sinh, chỉ được sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép theo quy định.
Tiêu chí 4: Về nguồn gốc sản phẩm
Các sản phẩm đạt giấy chứng nhận vietgap phải truy xuất được nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo về chất lượng cũng như giúp cho việc kiểm tra xuất xứ sản phẩm.
Thủ tục đăng ký cấp giấy giấy chứng nhận vietgap
Hồ sơ đăng ký: Doanh nghiệp đăng ký cấp giấy giấy chứng nhận vietgap cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
Giấy đăng ký giấy chứng nhận vietgap. Nếu trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra giấy chứng nhận vietgap là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm sản xuất, diện tích sản xuất).
Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định.
Quy trình cấp giấy giấy chứng nhận vietgap
Doanh nghiệp lựa chọn đơn vị có chức năng cấp Giấy giấy chứng nhận vietgap có uy tín để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap (sau đây gọi là đơn vị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap). Quy trình thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn giấy chứng nhận vietgap từ khách hàng.
Bước 2: Trao đổi, tư vấn cụ thể dịch vụ giấy chứng nhận vietgap cho khách hàng, báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng.
Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về lộ trình, quy trình thực hiện tư vấn giấy chứng nhận vietgap cho từng sản phẩm cụ thể.
Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp.
Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp của quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu kết quả đánh giá là phù hợp, đơn vị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận vietgap.
Bước 6: Đơn vị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap thay mặt khách hàng nhận giấy giấy chứng nhận vietgap rồi bàn giao lại cho khách hàng. Giấy giấy chứng nhận vietgap có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Bước 7: Đơn vị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap cung cấp dịch vụ cải tiến và giám sát định kỳ về chất lượng sản phẩm. Trước thời hạn giám sát thường niên 2 tháng, đơn vị cấp giấy giấy chứng nhận vietgap sẽ gửi thông báo tới cho khách hàng.
Lợi ích của giấy chứng nhận vietgap
Tạo dựng niềm tin
Tạo dựng được niềm tin của khách hàng khi sử dụng thực phẩm an toàn; giảm thiểu những tác nhân gây ảnh hưởng không tốt với sức khỏe người tiêu dùng. Ngày nay, điều kiện đời sống của người dân tăng cao, yêu cầu về thực phẩm cũng theo đó tăng lên, việc tạo ra được những sản phẩm sẽ đáp ứng được những nhu cầu của con người. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần xây dựng xã hội bền vững.
Sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn Vietgap sẽ được đánh giá cao hơn. Tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn khác như GlobalGAP, JGAP… Vì thế, hàng hóa của Việt Nam được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ dễ dàng lưu thông hơn đặc biệt là khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Tạo sự ổn định về chất lượng và giá cả của các sản phẩm trên thị trường
– Giảm thiểu những tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong quá trình trồng trọt đều được quy định rõ ràng trong tiêu chuẩn.
– Giúp nâng cao thương hiệu cho các nhà sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như: Tổ hợp tác Trồng mãng cầu gai Kiên Hòa ở Sóc Trăng; HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến ở Hòa Bình; HTX nông nghiệp Đồng Tâm 3 sản xuất Bưởi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang.
– Tăng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
– Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các nhà quản lý.
Kiểm tra chứng nhận VietGap
Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng chứng nhận, tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm sản xuất của nhà sản xuất.
Trong thời hạn không qúa 10 (mười) ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận VietGap cho nhà sản xuất đủ điều kiện.
Nếu nhà sản xuất chưa đủ điều kiện để đáp ứng VietGap thì tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho nhà sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, nhà sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi về tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.
- Giấy chứng nhận VietGap phải có các nội dung bắt buộc sau.
- Tên, địa chỉ của Tổ chức chứng nhận;
- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất được chứng nhận. Trong trường hợp nhà sản xuất được chứng nhận Vietgap là tổ chức có nhiều thành viên thì phải kèm theo danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất).
- Phạm vi chứng nhận VietGap, tên sản phẩm (tên loài), địa điểm sản xuất (kèm theo bản đồ giải thửa), diện tích sản xuất, số vụ sản xuất, sản lượng dự kiến trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận;
- Mã số chứng nhận Vietgap của nhà sản xuất theo quy định.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Trên đây là bài viết về giấy chứng nhận vietgap của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.