Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

ty le du tru bat buoc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một phần không thể thiếu của các ngân hàng thương mại. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và kiểm soát nguồn tiền. Nhà đầu tư cũng có thể dựa vào tỷ lệ này để đánh giá về xu hướng thị trường sắp tới. Vậy tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò của dự trữ bắt buộc như thế nào? Hãy cùng LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?

Các ngân hàng thương mại luôn phải đảm bảo một lượng tiền mặt dự trữ tối thiểu. Ngân hàng Trung Ương (TW) sẽ đưa ra một tỷ lệ cụ thể cho khoản tiền dự trữ này. Nó được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại tiền và kỳ hạn tiền gửi. 

Hiện nay, Ngân hàng TW quy định tiền gửi nội tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng có tỷ lệ dự trữ 3%. Với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thì tỷ lệ này là 1%.

Tỷ lệ dự trữ đối với ngoại tệ được quy định có phần cao hơn. Cụ thể, đổi với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%. Còn lại, tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6%. Đây là quy định với phần lớn tổ chức tín dụng. Các tổ chức như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã,… được quy định tỷ lệ riêng.

Việc duy trì một khoản tiền dự trữ bắt buộc sẽ giúp ngân hàng đối phó với các tình huống khẩn cấp. Ví dụ như khi  khách hàng đột ngột muốn rút tiền. Đây là một cách thức đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Công thức tính lượng tiền dự trữ bắt buộc là gì?

Lượng tiền dự trữ bắt buộc được tính bằng công thức dưới đây:

Lượng tiền dự trữ = Lượng tiền gửi x tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ví dụ, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tại ngân hàng A là 100 tỷ. Theo quy định thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc với loại tiền này là 1%. 

Vậy, lượng tiền dự trữ ngân hàng A cần duy trì là: 100 tỷ x 1% = 1 tỷ

Vai trò của tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tăng khả năng quản lý tiền mặt và đảm bảo tình trạng hoạt động của nhóm ngân hàng

Như đã đề cập phía trên, việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc giúp ngân hàng thích ứng tốt hơn với các tình huống bất ngờ. Lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại thường được kiểm soát bởi Ngân hàng TW. Nó được giữ trong một tài khoản riêng của Ngân hàng TW. Nếu khủng hoảng xảy ra, các ngân hàng thương mại có thể dùng lượng tiền dự trữ để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn lượng tiền mặt mà mình có. Cùng với đó là duy trì tính thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán và giao dịch của khách hàng.

Điều chỉnh cung tiền 

Tiền dự trữ là một công cụ quan trọng dùng để kiểm soát cung tiền của Nhà nước. Việc tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ sẽ tạo ra tác động tới khối lượng tiền được lưu hành. 

Ví dụ, anh A mang 100.000đ đi gửi ngân hàng. Theo quy định, ngân hàng phải giữ lại 1%, tức 1.000đ. 99.000đ còn lại có thể đem cho vay. Điều này đồng nghĩa rằng 99.000đ này đã được đưa vào lưu thông. Giả sử Anh B vay 99.000đ này rồi đem đi gửi tại ngân hàng B. Ngân hàng B tiếp tục giữ lại 990 đồng (có thể coi như 1.000đ) và đem 98.000đ còn lại cho vay. Lúc này, từ 100 nghìn ban đầu, tổng số tiền được tạo ra là 99.000 + 98.000 = 197.000đ. Cứ như vậy, qua các hoạt động cho vay, lượng cung tiền do ngân hàng thương mại tạo ra sẽ ngày càng tăng. 

Tuy nhiên, nếu Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền mà mỗi ngân hàng tạo ra sẽ giảm đi.

Ví dụ, giả sử tỷ lệ dự trữ tăng lên mức 10%, ngân hàng A sẽ phải dự trữ tới 10.000 đồng thay vì 1.000 đồng như trước. Lượng tiền có thể cho vay chỉ còn 90.000đ. Con số này đem gửi vào ngân hàng B, lượng tiền dự trữ sẽ trở thành 9.000đ. Cùng với đó, lượng tiền đưa vào lưu thông chỉ còn 81.000đ thay vì 98.000đ như trước. 

Qua đây, có thể thấy rằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc gây ra ảnh hưởng lớn tới cung tiền. Tùy vào cách thức thay đổi sẽ tạo ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nguồn vốn doanh nghiệp tiếp cận được sẽ giảm xuống. Qua đó, tình hình kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cung tiền tăng, doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn tốt hơn. Lúc này, các hoạt động kinh doanh cũng được khuyến khích mở rộng hơn.

Thay đổi lãi suất 

Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng có tác động tới lãi suất. Khoản tiền dự trữ này sẽ không tạo ra bất kỳ doanh thu nào cho ngân hàng. Vì thế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì doanh thu của ngân hàng càng bị ảnh hưởng. Để bù lại phần chênh lệch này, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất cho vay. Điều này sẽ làm giảm khả năng cung tiền của Ngân hàng thương mại. Từ đó lượng tiền được tạo ra sẽ ít đi.

Điều chỉnh lạm phát

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng để điều chỉnh lạm phát. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung tiền sẽ giảm đi. Cùng với đó, lãi suất tăng lên khiến cho tổng cầu giảm. Kết quả là giảm lạm phát. Nhà nước thường tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng, khiến lạm phát tăng cao. Do đó, Nhà nước cần thắt chặt nguồn cung tiền tệ để ổn định tỷ lệ lạm phát.

Ngược lại, tỷ lệ dự trữ giảm khiến cung tiền tăng, lãi suất cho vay giảm. Lúc này, người dân có xu hướng vay vốn nhiều hơn. Kết quả là lạm phát tăng.

Ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến thị trường chứng khoán 

Nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như một chỉ báo với nền kinh tế. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng lạc quan hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế hơn. Kết quả là thị trường chứng khoán cũng gặp nhiều biến động.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trong đó: Tổ chức tín dụng bao gồm:

– Ngân hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

– Tổ chức tài chính vi mô.

– Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngoài ra, theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, dự trữ bắt buộc là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc

Các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc được quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2019/TT-NHNN bao gồm:

– Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.

– Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.

– Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền:

Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.

ty le du tru bat buoc
tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-NHNN như sau:

– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.

– Ngân hàng chính sách: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

– Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

– Tổ chức tín dụng khác (ngoài các tổ chức tín dụng trên) áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Bài viết là những chia sẻ của LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH về tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì. Mong rằng qua những thông tin được cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về vai trò cũng như ảnh hưởng của nó tới thị trường chứng khoán. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH thường xuyên nhé!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139