Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

thoa thuan cham dut hop dong lao dong

Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những trường hợp khiến hợp đồng lao động chấm dứt. Lúc này, 02 bên lập biên bản thỏa thuận với nhau, dựa trên mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Mẫu Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Tên Công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—–

THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm……., chúng tôi gồm:

Công ty (“Người sử dụng lao động”)……………………… ………………………………..
Trụ sở :
Người đại diện theo pháp luật : Ông
Chức danh :

Ông (“Người lao động”):…………………………..
Số CMND :
Hộ khẩu thường trú :
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất nội dung sau:

Điều 1: Chấm dứt Hợp đồng lao động

Hai bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động số ….. ký ngày …/…./…… và Hợp đồng đào tạo số ….. ký ngày …/…./…….

Tất cả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và các văn bản liên quan về Hợp đồng lao động và Hợp đồng Đào tạo có chữ ký của hai Bên sẽ được tự động chấm dứt từ ngày ký thỏa thuận này. Hai Bên sẽ không có yêu cầu bồi thường nào khác.

Thanh toán cho người lao động các khoản sau: Tổng cộng là ………….. đồng

– Lương:

– Tiền phép năm:

– Trợ cấp thôi việc:

– Trợ cấp khác:

– …………

Điều 2: Trách nhiệm của người lao động

Bàn giao đầy đủ tài sản và công việc đang quản lý cho anh/chị …………………….. thuộc Phòng …………………….

Thanh toán hết các khoản nợ (nếu có) với công ty trước ngày………

Cam kết không khiếu nại bất cứ điều gì sau khi được giải quyết chế độ thôi việc.

Bảo mật các thông tin của công ty mà anh/chị có được trong thời gian làm việc tại Công ty………………………

Điều 3: Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Thực hiện đầy đủ những thỏa thuận tại Điều 1.

Tạo điều kiện cho người lao động bàn giao công việc.

Điều 4: Thỏa thuận khác

Thỏa Thuận này được lập thành hai (02) bản có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ một (01) bản để thực hiện.

Các Bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết tốt nhất của mình, đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.

NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, đóng dấu)

Vì sao phải Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động 2012 cho phép trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có quyền cùng nhau thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, các quy định hiện hành không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động phải thực hiện như nào cho đúng luật. Ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động và đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động là rất khó phân biệt nếu không tự đảm bảo các giấy tờ, bằng chứng cụ thể.

Chính vì thế, người sử dụng lao động và người lao động cần phải lập thành văn bản để tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp:

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;

– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên:

– Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;

– Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 – 12 tháng.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ một số trường hợp.

Chấm dứt hợp đồng lao động được bồi thường không?

Theo quy định tại điều 38 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp nhất định và phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian hợp lý :

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì:

– Nếu như cơ quan bạn tuân thủ đúng quy định trên về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn thì bạn sẽ không được bồi thường gì vì cơ quan bạn đã thực hiện đúng pháp luật

– Nếu như cơ quan bạn vi phạm các quy định nêu trên về điều kiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay vi phạm quy định về thời gian báo trước cho bạn thì cơ quan bạn đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Và trường hợp này, cơ quan bạn sẽ phải thực hiện theo quy định tại điều42 BLLĐ 2012 như sau:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

thoa thuan cham dut hop dong lao dong
thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp:

“Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này”

Tại điểm c khoản 1 Điều 85 có quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp:

Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc hai mươi ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng”.

Căn cứ vào các quy định trên, nếu người lao động trên đã tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì Công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động này.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

+ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, dù chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo thỏa thuận nhưng người lao động đáp ứng đủ các điều kiện 2, 3, 4 nêu trên vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139