Độ tuổi lao động

độ tuổi lao động

Lao động là mối quan hệ xã hội phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Quan hệ này được pháp luật quy định chặt chẽ ngay từ độ tuổi lao động, hợp đồng, nguyên tắc sử dụng lao động, các chế độ…

Độ tuổi lao động ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Bộ luật lao động 2019 quy định độ tuổi lao động của người lao động là đủ 15 tuổi. Điều 145 Bộ luật lao động quy định: khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo các quy định sau:

– Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

– Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

– Phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất một lần trong sáu tháng;

– Bảo đảm điều kiện việc làm, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;

Với người lao động chưa đủ 15 tuổi, Bộ luật lao động quy định khá chặt chẽ về việc giao kết hợp đồng lao động với những người này vì người chưa đủ 15 tuổi vẫn còn nhỏ, đang trong độ tuổi phát triển toàn diện về teher chất, nhân cách cũng như trí tuệ.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những điểm nổi bật của Bộ luật đất đai hiện hành.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu theo quan điểm của Luật Trần và Liên Danh là phù hợp vì với tiến trình già hoá về dân số hiện nay thì tốc độ già hoá sẽ diễn ra nhanh và khi đó nước ta sẽ phải đối mặt với câu chuyện thiếu hụt lao động do dân số già đi.

Ngoài ra, mở rộng độ tuổi lao động, tăng độ tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những vấn đề nhằm đảm bảo an sinh xã hội. 

Người lao động cao tuổi

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Do người cao tuổi có những đặc điểm riêng nên Bộ luật lao động đã quy định riêng một số chế độ đối với người lao động cao tuổi. Cụ thể là:

Thứ nhất, nguời lao động có quyền thoả thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian; Quy định này hoàn toàn phù hợp vì người lao động cao tuổi đã giảm phần nào khả năng lao động của họ.

Mặt khác, người lao động cao tuổi thường có lương hưu nên pháp luật không còn đặt nặng vấn đề về tài chính, thu nhập của người lao động cao tuổi;

Thứ hai, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên hoàn toàn có quyền thoả thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Thứ ba, người lao động cao tuổi được lựa chọn công việc phù hợp khả năng lao động và sức khoẻ của bản thân mình.

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trưởng hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Thứ tư, người sử dụng lao động cao tuổi có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

Quy định của pháp luật về độ tuổi lao động ở Việt Nam?

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động và được bộ luật lao động điều chỉnh bằng các quy định rõ ràng, cụ thể. Vậy quy định của pháp luật về độ tuổi lao động ở Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động tại Việt Nam là 15 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt theo luật định.

Pháp luật hiện nay chưa có quy định về độ tuổi lao động tối đa mà chỉ có quy định về tuổi nghỉ hưu.

Ngay cả khi quá tuổi nghỉ hưu, người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể giao kết hợp động theo quy định pháp luật, khi đó người lao động được gọi là người lao động cao tuổi.

Hiện nay, tuổi nghỉ hưu đối với nam là từ đủ 60 tuổi và với nữ là từ đủ 55 tuổi. Theo quy định mới tại Bộ Luật Lao động năm 2019 thì độ tuổi nghỉ hưu đối với những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình.

Bắt đầu từ 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam làm việc trong điều kiện bình thường sẽ là 60 tuổi 03 tháng và sau đó cứ mỗi năm tăng lên 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Đối với nữ lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ là 55 tuổi 04 tháng, sau đó mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về lao động chưa thành niên tại Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

Điều 143. Lao động chưa thành niên

Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Độ tuổi lao động ở Việt Nam thông thường (nếu tính đến đến tuổi nghỉ hưu) tính đến năm 2035 sẽ là từ 15 tuổi đến 62 tuổi đối với nam và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nữ, những trường hợp sử dụng người lao động dưới độ tuổi lao động hoặc những đối tượng đã quá tuổi lao động phải tuân theo các quy định về công việc theo Bộ luật Lao động.

độ tuổi lao động
độ tuổi lao động

Sử dụng lao động chưa thành niên phải chú ý gì?

Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:

* Về công việc theo thỏa thuận:

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.

– Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

* Ký hợp đồng lao động:

– Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.

– Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.

* Điều kiện làm việc:

– Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;

– Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.

– Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

– Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

– Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.

Sử dụng người lao động chưa thành niên không đúng theo quy định của pháp luật bị xử lý thế nào?

Rõ ràng không phải người sử dụng lao động nào khi tuyển dụng người lao động chưa thành niên; đều đúng theo quy định của pháp luật. Thậm chí có rất nhiều người có hành vi ngược đãi; lợi dụng lao động trẻ em để làm các công việc trái quy định của pháp luật. Vì vậy, đối với việc sử dụng người lao động là trẻ em; thì có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự đối với người sử dụng lao động.

Theo quy định tại điều 28 nghị định 28/2020/NĐ-CP; thì việc sử dụng người lao động chưa thành niên khi có một trong các hành vi được quy định tại các khoản này thì có thể bị; xử phạt từ 1.000.000- 75.000.000 Đồng tùy theo mức độ và hành vi vi phạm

Trường hợp người sử dụng lao động đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự 2015 quy định đối với người lao động về tội ‘ vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất đến 12 năm theo quy định tại điều 296 Bộ luật hình sự .

Tuyển dụng lao động cao tuổi phải lưu tâm điều gì?

Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.

Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:

– Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

– Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.

– Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,

– Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Giáo viên nữ bao nhiêu tuổi về hưu?

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021 có nội dung điều chỉnh về độ tuổi lao động trong đó bao gồm đối tượng là giáo viên. Giáo viên là việc trong điều kiện bình thường, có đủ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và đủ độ tuổi sẽ được về hưu theo quy định của pháp luật.

Như đã nêu ở nội dung trên, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng theo lộ trình. Theo đó, từ 2021, nữ giáo viên từ đủ 55 tuổi 04 tháng sẽ được về hưu, sau đó mỗi năm tăng thêm 04 tháng và đến năm 2035, nữ giáo viên đủ 60 tuổi và có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được về hưu.

Trên đây là bài viết độ tuổi lao động của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139