Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013, tất cả các tài sản thông tin trong doanh nghiệp đều có giá trị vô cùng quan trọng. Những tài sản thông tin này cần được kiểm soát rủi ro và bảo vệ thích hợp để tránh làm ảnh hưởng đến toàn thể doanh nghiệp. Vì vậy, việc chứng nhận ISO 27001 là điều mà các đơn vị cần quan tâm để bảo mật thông tin một cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tất cả các thắc mắc liên quan đến chứng chỉ iso 27001 sẽ được Luật Trần và Liên danh giải đáp trong bài viết tư vấn iso 27001 dưới đây.
Tư vấn iso 27001 là gì?
ISO 27001 là gì? Đầu tiên, điều quan trọng cần lưu ý là tên đầy đủ của ISO 27001 là “ISO/IEC 27001 – Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật bảo mật – Hệ thống quản lý an toàn thông tin – Các yêu cầu”.
Đây là tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tập trung vào bảo mật thông tin, được xuất bản bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), hợp tác với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC). Cả hai đều là những tổ chức quốc tế hàng đầu phát triển các tiêu chuẩn quốc tế.
ISO/IEC 27001 là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 được phát triển để xử lý bảo mật thông tin. Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ để giúp các tổ chức, thuộc bất kỳ quy mô hoặc ngành nào, bảo vệ thông tin của họ một cách có hệ thống và hiệu quả về chi phí, thông qua việc áp dụng Hệ thống Quản lý An ninh Thông tin (ISMS).
Phiên bản hiện tại của ISO 27001 là ISO/IEC 27001:2013. Phiên bản đầu tiên được phát hành vào năm 2005 (ISO / IEC 27001:2005), phiên bản thứ hai vào năm 2013 và tiêu chuẩn được xem xét lần cuối vào năm 2019, khi phiên bản 2013 được xác nhận (tức là không cần thay đổi).
Tư vấn iso 27001 về tầm quan trọng của chứng chỉ
Tiêu chuẩn này không chỉ cung cấp cho các công ty bí quyết cần thiết để bảo vệ thông tin có giá trị nhất của họ, mà một công ty còn có thể được chứng nhận theo ISO/IEC 27001 và bằng cách này, chứng minh cho khách hàng và đối tác của mình rằng nó bảo vệ dữ liệu của họ.
Các cá nhân cũng có thể được chứng nhận ISO/IEC 27001 bằng cách tham dự một khóa học và vượt qua bài kiểm tra, bằng cách này, chứng minh kỹ năng của họ với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Vì là tiêu chuẩn quốc tế nên ISO/IEC 27001 dễ dàng được công nhận trên toàn thế giới, tăng cơ hội kinh doanh cho các tổ chức và chuyên gia.
Tiêu chuẩn ISO 27001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 27001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành. ISO 27001:2013 được công nhận phổ biến trên thế giới.
ISO 27001:2013 là phiên bản mới nhất chính thức thay thế phiên bản ISO 27001:2005 (đã hết hạn)
Tiêu chuẩn ISO 27001:2013 cung cấp một mô hình để thiết lập, áp dụng, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì, cải tiến Hệ thống ISMS và có thể áp dụng cho hầu hết mọi loại hình tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô hay bản chất như: các tổ chức kinh doanh – thương mại, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận.
ISO 27001 quy định những yêu cầu đối với hệ thống an ninh thông tin là cơ sở để xem xét đánh giá cấp chứng chỉ của các tổ chức chứng nhận. ISO 27001 có thể được sử dụng bởi các phòng ban nội bộ và bên ngoài để đánh giá khả năng của tổ chức trong việc đáp ứng các yêu cầu an toàn thông tin của tổ chức.
Thông qua tiêu chuẩn ISO 27001, các tổ chức có thể xây dựng và triển khai một bộ khung cho việc quản lý an toàn các tài sản thông tin của họ, bao gồm các thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ, chi tiết về nhân sự, hoặc các thông tin đã được các khách hàng hay bên thứ ba cung cấp. Tiêu chuẩn ISO 27001 này cũng được các tổ chức chứng nhận đánh giá độc lập hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) đã được áp dụng để bảo vệ thông tin.
Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) là gì?
An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) bao gồm các chính sách, thủ tục, hướng dẫn và các nguồn lực và các hoạt động liên quan, được quản lý chung bởi một tổ chức, trong việc theo đuổi bảo vệ tài sản thông tin của mình. Một ISMS là một cách tiếp cận có hệ thống để thiết lập, thực hiện, vận hành, giám sát, soát xét, duy trì và cải thiện an toàn thông tin của tổ chức để đạt được mục tiêu nghiệp vụ. Cách tiếp cận này dựa trên đánh giá rủi ro và mức chấp nhận rủi ro được thiết kế để xử lý và quản lý rủi ro có hiệu quả. Việc phân tích các yêu cầu về bảo vệ tài sản thông tin và áp dụng các biện pháp kiểm soát thích hợp để đảm bảo việc bảo vệ các tài sản thông tin theo yêu cầu sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công một hệ thống ISMS. Các nguyên tắc cơ bản sau đây cũng góp phần vào việc thực hiện thành công một hệ thống ISMS:
a) nhận thức về sự cần thiết của an toàn thông tin;
b) phân công trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin;
c) kết hợp cam kết quản lý và lợi ích của các bên liên quan;
d) nâng cao giá trị xã hội;
e) việc đánh giá rủi ro quyết định các biện pháp kiểm soát thích hợp để đạt được mức độ chấp nhận rủi ro;
f) hợp tác về an ninh như một yếu tố thiết yếu của mạng lưới thông tin và hệ thống;
g) Ngăn chặn và phát hiện một cách tích cực các sự cố an toàn thông tin;
h) đảm bảo một cách tiếp cận toàn diện để quản lý an toàn thông tin; và
i) đánh giá lại liên tục an toàn thông tin và thực hiện các sửa đổi cho phù hợp.
Tư vấn iso 27001 về Điều kiện để được cấp chứng nhận
Điều kiện thứ 1: Xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001
Các công việc xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 27001 được tóm tắt các bước như sau:
Khởi động dự án ISO 27001.
Thi hành ISO 27001:2013 dưới các hình thức: ủng hộ cam kết từ lãnh đạo cấp cao, chọn và đào tạo tất cả các thành viên của nhóm khởi động là một phần trong dự án.
Thành lập ban ISO 27001 (ISMS).
Nhận dạng phạm vi và giới hạn của cơ cấu quản lý an ninh thông tin là cốt lõi cho dự án.
Nghiên cứu để thiết lập yêu cầu của ISMS và sắp xếp các tài liệu an ninh đã tồn tại trong tổ chức.
Đào tạo và nhận thức cơ bản về ISO 27001.
Nhân viên có thể giới thiệu các liên kết yếu trong chuỗi an ninh. Nghiên cứu cách làm thế nào để thiết lập chương trình nhận thức an ninh thông tin.
Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 27001:2013.
Thực hiện đánh giá nội bộ lần 1.
Khắc phục sự không phù hợp.
Họp xem xét lãnh đạo.
Thực hiện hành động khắc phục phòng ngừa và cải tiến: xem xét và tổng kết nhằm đưa ra các phương pháp áp dụng hệ thống hiệu quả.
Đánh giá nội bộ lần 2 xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống, xem lại hệ thống quản lý an toàn thông tin lần cuối trước khi đăng ký chứng nhận.
Điều kiện thứ 2: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 27001
Đăng ký cấp chứng nhận ISO 27001 tại tổ chức chứng nhận. Sau khi đăng ký xong tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001. Nếu hệ thống quản lý an toàn thông tin của doanh nghiệp phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001 thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO 27001 (chứng chỉ ISO 27001).
Điều kiện thứ ba: Duy trì hệ thống và hiệu lực chứng nhận ISO 27001.
Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thông tin theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001 và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 27001. Sau khi đạt được chứng nhận ISO 27001; doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Làm thế nào để đạt được chứng nhận ISO/IEC 27001:2013?
Để đạt được chứng nhận ISO/IEC 27001 thường là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự tham gia đáng kể của các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Nó không đơn giản như điền vào một danh sách kiểm tra và gửi nó để phê duyệt. Thậm chí trước khi xem xét đăng ký chứng nhận, bạn phải đảm bảo ISMS của mình đã hoàn thiện đầy đủ và bao gồm tất cả các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro công nghệ.
Việc triển khai ISMS bao gồm:
- Xác định phạm vi dự án
- Đảm bảo cam kết quản lý và ngân sách
- Xác định các bên quan tâm và các yêu cầu pháp lý, quy định và hợp đồng
- Tiến hành đánh giá rủi ro
- Rà soát và thực hiện các kiểm soát bắt buộc
- Phát triển năng lực nội bộ để quản lý dự án
- Phát triển tài liệu thích hợp
- Tiến hành đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên
- Báo cáo (ví dụ: Tuyên bố về khả năng áp dụng và kế hoạch xử lý rủi ro)
- Liên tục đo lường, giám sát, xem xét và đánh giá ISMS
- Thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa cần thiết.
Ngoài ra, quy trình chứng nhận ISO/IEC 27001 thường trải qua các bước như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận tại tổ chức chứng nhận ISO/IEC 27001
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO/IEC 27001
Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ
Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại khi giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Các câu hỏi tư vấn iso 27001 thường gặp
Quy trình và phạm vi của chứng nhận ISO/IEC 27001 có thể khá khó khăn, vì vậy chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tiêu chuẩn này.
Câu 1: Được chứng nhận ISO/IEC 27001 nghĩa là gì?
Được chứng nhận ISO 27001 có nghĩa là tổ chức của bạn đã vượt qua thành công cuộc đánh giá bên ngoài và đáp ứng tất cả các tiêu chí tuân thủ. Điều này có nghĩa là tổ chức của bạn có thể quảng cáo sự tuân thủ của mình để nâng cao danh tiếng về an ninh mạng của mình.
Câu 2: Phiên bản mới nhất của ISO/IEC 27001 là gì?
Phiên bản hiện tại của ISO 27001 là ISO/IEC 27001:2013 được phát hành vào năm 2013 và được xem xét lại vào năm 2019
Câu 3: ISO/IEC 27001 có phải là một yêu cầu pháp lý không?
ISO/IEC 27001 không phải là một yêu cầu pháp lý. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp thường xuyên xử lý và lưu trữ dữ liệu, việc bảo vệ trước các rủi ro về an toàn thông tin là điều cần thiết. Hơn nữa, một số nhà cung cấp sẽ chỉ định chứng nhận ISO/IEC 27001 trong hợp đồng của họ.
Câu 4: Các yêu cầu của ISO/IEC 27001 là gì?
Có 4 nhóm yêu cầu chính đối với ISO 27001. Nhóm yêu cầu đầu tiên tập trung vào trách nhiệm quản lý, các lĩnh vực trong hệ thống quản lý thông tin của bạn mà các lãnh đạo cấp cao của bạn cần phải tham gia. Nhóm yêu cầu thứ hai tập trung vào việc quản lý các nguồn lực; nói cách khác, cách bạn tổ chức đội ngũ nhân viên, cơ sở hạ tầng kinh doanh, cơ sở vật chất và thiết bị. Nhóm yêu cầu thứ ba xoay quanh vấn đề bảo mật thông tin, yêu cầu bạn phát triển các quy trình bảo vệ cả tài sản thông tin vật lý và thông tin kỹ thuật số. Nhóm yêu cầu cuối cùng tập trung vào đo lường, phân tích và cải tiến. Tập hợp cuối cùng này yêu cầu bạn đưa ra các quy trình cho phép bạn đánh giá hệ thống quản lý của mình đang hoạt động tốt như thế nào và bạn có thể làm gì để cải thiện hệ thống đó.
Câu 5: Chứng nhận ISO 27001 sẽ mất bao lâu?
Để một doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO/IEC 27001 có thể nhanh nhất là 30-45 ngày, tuy nhiên thời gian còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp bạn.
Câu 6: Chứng nhận ISO/IEC 27001 kéo dài bao lâu?
Chứng nhận ISO/IEC 27001 có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận. Tuy nhiên để đảm bảo tính liên tục của hiệu lực chứng nhận, trong khoảng thời gian 3 năm đó, tổ chức phải duy trì và áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 27001. Đồng thời, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ không quá 12 tháng/lần.
Trên đây là bài viết tư vấn iso 27001 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.