Công việc thẩm định giá tại Lạng Sơn do các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, kinh nghiệm, có tính trung thực, nghề nghiệp về giá thực hiện. Nói cách khác, thẩm định giá do các thẩm định viên về giá thực hiện theo các tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên về giá thực hiện là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong giao dịch.
Công Ty Luật TNHH Trần Và Liên Danh
Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh là tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Được Sở tư pháp thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 01021270/TP-ĐKHĐ.
Với mục tiêu bảo vệ lợi ích tốt nhất quyền lợi cho khách hàng, chúng tôi đã không ngừng xây dựng và phát triển đội ngũ Luật sư, chuyên viên giỏi về nghiệp vụ và tận tâm với khách hàng để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi đã đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với các Luật sư và chuyên viên cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, luôn tạo ra những giá trị khác biệt cho các khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Với kinh nghiệm của mình, kết hợp với kim chỉ nam khi hoạt động là “bảo vệ tốt nhất lợi ích cho khách hàng”, chúng tôi tự hào về những giá trị chúng tôi mang lại cho các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Các dịch vụ chúng tôi cung cấp bao gồm nhưng không giới hạn:
– Dich vụ luật sư tranh tụng;
– Dịch vụ luật sư tư vấn;
– Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng
– Dịch vụ tư vấn pháp luật khác.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã tham gia tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các khách hàng trong các vụ án tranh chấp: Hôn nhân gia đình, thừa kế, đất đai, hình sự, lao động, kinh doanh thương mại… Ngoài ra, chúng tôi đã từng hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có hành lang pháp lý chuẩn mực. Hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện các điều kiện pháp lý như các giấy phép con, giải đáp và giải quyết các thắc mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Việt.
Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh là nơi hội tụ của các Luật sư nhiều kinh nghiệm, trực tiếp tham gia giải quyết nhiều vụ việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh – Chúng tôi tự hào vì mang lại giá trị khác biệt!
Văn phòng: Tầng 11 – Sảnh CT02 – Tòa nhà C37 Bắc Hà, Bộ Công an – Số 17 Tố Hữu – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 024 6292 6678
Di động: 0969 078 234
Email: lienhe@luatsutran.vn
Khái quát nội dung của Hệ thống TCTĐGVN
Nội dung của Hệ thống TCTĐGVN có thể được tóm tắt trên cơ sở một số nội dung cơ bản như sau:
Nội dung được Hệ thống TCTĐGVN giới thiệu đầu tiên và được coi là có ảnh hưởng đến toàn bộ các tiêu chuẩn tiếp theo của Hệ thống TCTĐGVN, đó là TCTĐGVN số 01 – Những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá.
Theo đó, thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải tôn trọng và chấp hành đúng quy định của Luật Giá, các văn bản hướng dẫn và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề thẩm định giá. Thẩm định viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, khách quan khi tiến hành thẩm định giá, đáp ứng các tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.
Thẩm định viên ký báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kết quả thẩm định giá.
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng và bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá gồm: độc lập; Chính trực; Khách quan; Bảo mật; Công khai, minh bạch; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tư cách nghề nghiệp; và Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
Các nội dung về những quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản quy định tại Tiêu chuẩn này phải được cụ thể hóa và thể hiện trong quá trình xây dựng quy trình và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
Về phân loại tài sản trong thẩm định giá: Tài sản thẩm định giá bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Theo TCTĐGVN số 07, tài sản thẩm định giá có thể phân chia theo các cách sau: (i) Phân loại theo khả năng di dời, tài sản được chia thành: bất động sản và động sản; (ii) Phân loại theo đặc tính vật chất và hình thức mang giá trị, tài sản được chia thành: tài sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính. Trong thẩm định giá, thẩm định viên cần quan tâm đến khía cạnh pháp lý cùa tài sản đó là quyền tài sản.
Một yếu tố quan trọng cũng cần được làm rõ trước khi tiến hành thẩm định giá là mục đích thẩm định giá. Mục đích thẩm định giá khá đa dạng, bao gồm mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp, tố tụng, phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở mục đích thẩm định giá và đặc điểm của tài sản thẩm định giá, thẩm định viên xác định cơ sở giá trị của việc thẩm định giá tài sản là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
Mặc dù, hoạt động thẩm định giá phần lớn là dựa trên cơ sở giá trị thị trường, tuy nhiên có những loại tài sản riêng biệt, mục đích thẩm định giá riêng biệt đòi hỏi thẩm định giá phải dựa trên giá trị phi thị trường.
Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.
Trong khi đó, giá trị phi thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng của tài sản, những lợi ích mà tài sản mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá đặc biệt và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác.
Giá trị phi thị trường bao gồm: giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị đặc biệt, giá trị đầu tư, giá trị để tính thuế hoặc các giá trị khác.
Quy trình thẩm định giá tại Lạng Sơn:
Quy trình thẩm định giá tại Lạng Sơn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá. Theo đó, nội dung xác định tổng quát về thẩm định giá bao gồm:
(1) Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá. Trường hợp có những hạn chế trong việc xác định các đặc điểm này, cần nêu rõ trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
(2) Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
(3) Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.,
(4) Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá,
(5) Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt,
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá tại Lạng Sơn. Trong lập kế hoạch thẩm định giá thì cần xác định rõ:
(1) Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
(2) Phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
(3) Dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
(4) Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.
(5) Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
(6) Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.
(7) Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).
Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.( Các nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp; thông tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán tài sản trên thị trường (ví dụ: giá thực mua bán, giá chào bán, giá chào mua, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch, thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch); thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương, trung ương và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền của chủ sở hữu, về các đặc tính kinh tế – kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, miền có liên quan đến tài sản
Bước 4: Phân tích thông tin khi thẩm định giá tại Lạng Sơn
+ Phân tích những thông tin về đặc điểm của tài sản (pháp lý, kinh tế – kỹ thuật).
+ Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá: cung- cầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ và các yếu tố khác.
+ Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. (Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thông tin để áp dụng các phương pháp thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).)
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định về trình tự, thủ tục về thẩm định giá. Ở mỗi giai đoạn trong quá trình thẩm định giá thì cơ quan thẩm định giá đều có những nhiệm vụ khác nhau theo một trình tự, hệ thống để từ đó có thể đưa ra được những căn cứ để phân tích, xác định giá trị của tài sản cần thẩm định giá cũng như việc lập báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.
Hiệu lực của chứng thư thẩm định giá tại Lạng Sơn:
Căn cứ Khoản 7 Thông tư 28/2015/TT- BTC quy định về hiệu lực thẩm định giá, theo đó:
” 7. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.
– Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời điểm có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá.
– Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá:
Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.”
Qua đó có thể thấy được hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được tính từ ngày, tháng, năm ban hành chứng thư thẩm định giá. Dựa vào đặc điểm pháp lý, kinh tế- kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích để xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá. Sau khi doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhanh doanh nghiệp thẩm định giá chứng thư thẩm định giá thì sẽ được chuyển cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã được ký kết.
Hoạt động thẩm định giá tại Lạng Sơn được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Giá 2012 có quy định về nguyên tắc của hoạt động thẩm định giá như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Chịu trách nhiệm về hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, tại Điều 6 Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cụ thể như sau:
“Điều 6. Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam gồm các tiêu chuẩn hướng dẫn về nhũng quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá tài sản; những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm định giá tài sản; giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản; phân loại tài sản; quy trình thẩm định giá tài sản; báo cáo kết quả thẩm định giá, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá tài sản; các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để áp dụng trong hoạt động thẩm định giá trên lãnh thổ Việt Nam.”
Như vậy, hoạt động thẩm định giá được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Lạng Sơn của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.