Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới quy định tại Điều 165 BLHS năm 2015

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới quy định tại Điều 165 BLHS năm 2015

Quy định Điều 165 BLHS năm 2015

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định tại Điều 165 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

“Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là trường hợp vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kì hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế.”

Phân tích Điều 165 BLHS năm 2015

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới quy định tại Điều 165 BLHS năm 2015
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới quy định tại Điều 165 BLHS năm 2015

Các dấu hiệu tại Điều 165 BLHS năm 2015

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12; 13 Bộ luật Hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ. Tuy nhiên, đối với tội phạm này cũng có nhiều trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là quyền bình đẳng của phụ nữ. Quyền này được quy định tại hiến pháp năm 1992 (điều 52: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; điều 54: công dân không phân biệt nam nữ… có quyền bầu cử, quyền ứng cử theo quy định của pháp luật; đặc biệt điều 63 quy định cụ thể quyền bình đẳng của phụ nữ).
Các quyền trên còn được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật khác của nhà nước có liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ

Đối tượng tác động của tội phạm này là các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội của phụ nữ.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

a) Hành vi khách quan

Theo điều văn của điều luật thì tội phạm này chỉ có một hành vi khách quan, đó là hành vi cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội. Tuy nhiên, để cản trở phụ nữ tham gia các hoạt động trên, người phạm tội thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau tùy thuộc vào mục đích, động cơ của người phạm tội.

Dùng vũ lực đối với phụ nữ để cản trở họ không được tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là dùng sức mạnh thể chất tác động vào thân thể phụ nữ như: đánh, trói, nhốt trong buồng, trong hầm để phụ nữ không được tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội.

Ví dụ: vì không muốn cho vợ tham gia vào đội văn nghệ của cơ quan nên Trần Quốc V đã túm tóc đánh chị Nguyễn Thị H làm cho chị H không tham gia đội văn nghệ được. Hành vi dùng vũ lực của người phạm tội đối với phụ nữ phải là hành vi chưa gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của phụ nữ tới mức cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nếu tỷ lệ thương tật tới mức cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại điều 104 Bộ luật hình sự.

Hành vi dùng vũ lực trong tội phạm này cũng tương tự như hành vi của người phạm tội hành hạ người khác quy định tại điều 110 Bộ luật hình sự, nhưng người bị hại trong tội hành hạ người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội. Nếu người phụ nữ lệ thuộc vào người phạm tội thì dù có hành vi xâm phạm này là quyền bình đẳng của phụ nữ thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo điều 110 mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm này là quyền bình đẳng của phụ nữ. Nếu người phụ nữ là bà, mẹ, vợ, con cháu, người có công nuôi dưỡng người phạm tội thì hành vi hành hạ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình quy định tại điều 151 Bộ luật hình sự.

Hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là hành vi không phải dùng vũ lực nhưng cũng làm cản trở phụ nữ tham gia các hoạt động trên như: đe dọa dùng vũ lực, đe dọa gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần của người phụ nữ (như dọa ly hôn nếu cứ tham gia, dọa công bố bí mật đời tư, dọa đuổi việc, cắt tiền lương tiền thưởng…)

b) Hậu quả

Hậu quả của tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ là những thiệt hại do hành vi cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội. Những thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nhưng chủ yếu là thiệt hại về tinh thần mà trực tiếp là các quyền của phụ nữ bị xâm phạm. Nếu có thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại đó chỉ là gián tiếp do hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ gây ra.

Nếu những thiệt hại về vật chất lại do hành vi cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội gây ra thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Ví dụ: do không muốn người yêu mình tham gia đội văn nghệ nên Đào Văn T đã đánh đập chị Vũ Thị C gây thương tích có tỷ lệ thương tật 12%. Hành vi của T không còn là hành vi phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ mà là hành vi cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại điều104 Bộ luật hình sự, còn hành vi xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ chỉ là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.

Trường hợp người phạm tội dùng vũ lực đối với phụ nữ để cản trở họ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội nhưng không có tỷ lệ thương tật hoặc tỷ lệ thương tật dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 điều 104 thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ.

Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ được thực hiện do cố ý (cố ý phạm tội), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả.

Nói chung, người phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ thực hiện hành vi của mình do cố ý trực tiếp (hình thức lỗi cố ý thứ nhất), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội chỉ nhận thức được hành vi là trái pháp luật, có thể thấy trước hậu quả của hành vi, không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra (hình thức lỗi cố ý gián tiếp).

Người phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ có nhiều động cơ khác nhau, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này nên việc xác định động cơ của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn người phụ nữ không tham gia được các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội

Hình phạt tại Điều 165 BLHS năm 2015

Điều luật quy định tội phạm này chỉ có một khung hình phạt duy nhất với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Trên đây là nội dung tội phạm theo Điều 165 BLHS năm 2015 về Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới  Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139