Quy trình khởi kiện xử phạt hành vi trộm tài sản 

Căn cứ quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Bộ Công an hướng dẫn tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Nếu có căn cứ khẳng định người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, bạn có quyền tố giác bằng lời nói hoặc bằng văn bản tới bất kỳ cơ quan, tổ chức nào nêu trên. Theo thủ tục giải quyết vụ án hình sự (nếu có căn cứ để khởi tố vụ án) thì người đó vừa bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Nạn nhân có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự lên Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện. Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án. Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, phương án tố giác tới cơ quan công an hay yêu cầu khởi tố là phương án giải quyết cuối cùng nếu không thỏa thuận được.