Thủ tục chứng minh tài chính du học hàn quốc

thu tuc chung minh tai chinh du hoc han quoc

Với điều kiện xin visa ngày càng nghiêm ngặt, thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc đang là đề tài gây khó khăn cho không ít đương đơn. Chỉ với một sai lầm nhỏ trong việc chứng minh tài chính cũng khiến bạn vuột mất cơ hội đậu visa du học Hàn. Nếu không muốn bị từ chối thị thực này, trước hết bạn cần tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục chứng minh tài chính du học hàn quốc thật tốt.

THẾ NÀO LÀ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH?

Chứng minh tài chính hay còn gọi với tên quốc tế là Financial Proofing hay Demonstrate Financial Capacity. Thủ tục này được hiểu là việc người xin visa trình bày với cơ quan lãnh sự Hàn Quốc bằng cách “show” ra mọi giấy tờ thể hiện thu nhập, tài chính, tài sản,… Điều này nhằm cho thấy bạn đủ khả năng kinh tế (kinh tế mạnh) để nhập cảnh vào Hàn Quốc đúng với mục đích đã khai trong đơn xin visa.

Ngoài ra, việc chứng minh tài chính du học Hàn Quốc còn nhằm thể hiện sự ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam. Nếu sở hữu công ty riêng, nhiều bất động sản, có thu nhập cao,… thì bạn chẳng có lý do gì để nhập cảnh trái phép hoặc làm việc bất hợp pháp khi kết thúc khóa học tại xứ sở kim chi.

CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC HÀN QUỐC CÓ BẮT BUỘC?

Chứng minh tài chính xin visa luôn là vấn đề khiến nhiều bạn “đứng ngồi không yên”. Bởi vậy mà Vietnam Booking thường nhận được câu hỏi “Xin visa du học Hàn Quốc có cần chứng minh tài chính không và chứng minh tài chính như thế nào”?

Thực tế, có đến 98% học sinh, sinh viên đi du học Hàn Quốc bắt buộc phải chứng minh tài chính xin visa. 2% còn lại đến từ việc các bạn nhận được hỏng bổng du học 100% đến từ Chính phủ Hàn Quốc hoặc một trường Đại học nào đó tại xứ kim chi. Trong trường hợp này, bạn không cần phải chứng minh tài chính mà chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận học bổng (bản gốc).

Việc chứng minh tài chính xin visa du học Hàn Quốc như một lời khẳng định với cơ quan lãnh sự rằng bạn có đủ điều kiện tài chính để chu cấp trong suốt quá trình du học mà không phụ thuộc vào việc làm thêm hay các công việc trái phép. Điều này cũng khẳng định, bạn xin visa du học Hàn Quốc với mục đích chính là học tập chứ không vì một lý do nào khác như lao động trái phép, bỏ trốn hay định cư bất hợp pháp tại xứ sở kim chi,…

Ngày nay, thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc ngày càng được kiểm soát chặt chẽ bởi số lượng học sinh du học nhưng bỏ trốn và lao động bất hợp pháp ngày một tăng cao. Do đó, để được cấp visa này, bạn cần lưu tâm hồ sơ và thực hiện nghiêm chỉnh mọi yêu cầu chứng minh tài chính từ chính phủ Hàn Quốc.

Như vậy, chứng minh tài chính là điều kiện bắt buộc (ngoại trừ những đương đơn nhận được học bổng du học toàn phần từ chính phủ Hàn) trong thủ tục xin visa du học Hàn Quốc mà bạn cần thực hiện. Những ai không chứng minh tài chính đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được xét duyệt hồ sơ xin visa du học tại “đất nước củ sâm”.

THỦ TỤC CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC HÀN QUỐC

Theo luật chứng minh tài chính du học Hàn Quốc, đương đơn xin visa cần có 3 loại giấy tờ chứng minh tài chính, gồm: Giấy chứng minh thu nhập, giấy cam kết bảo lãnh tài chính và sổ tiết kiệm. Ngoài ra, nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu bất động sản, xe hơi, chứng khoán,… bạn hãy bổ sung để tăng khả năng đậu visa du học Hàn Quốc.

Chuẩn bị sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm là giấy tờ bắt buộc để chứng minh với cơ quan lãnh sự rằng bạn có tài chính tốt để chi trả cho toàn bộ phí học tập và sinh sống tại Hàn Quốc trong suốt thời gian du học. Theo đó, yêu cầu về số dư trong sổ tiết kiệm và thời gian gửi tiết kiệm là khác nhau đối với mỗi bậc du học, cụ thể:

❖ Đối với visa du học tiếng Hàn Quốc (D4-1): Sổ tiết kiệm yêu cầu có số dư tối thiểu là 10.000 USD. Sổ đã được gửi ngân hàng ít nhất 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc.

❖ Đối với visa du học Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ (D2-1, D2-2, D2-3, D2-4): Sổ tiết kiệm cần có tối thiểu 20.000 USD và được gửi ngân hàng ít nhất 3 tháng tính đến ngày bạn nộp hồ sơ xin visa.

Lưu ý: Người đứng tên trong sổ tiết kiệm phải là bố, mẹ hay người giám hộ (nếu bố mẹ mất) hoặc là chính bạn – người xin visa. Nếu không thể chứng minh tài chính, bạn hãy liên hệ Vietnam Booking để được hướng dẫn và hỗ trợ dịch vụ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc chuẩn xác nhất!

Chứng minh thu nhập hàng tháng

Với hạng mục này, bạn cần chứng minh được thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh. Cụ thể, người bảo lãnh cần chứng minh được tình hình thu nhập mỗi tháng với số tiền từ 30 – 70 triệu đồng. Nguồn thu nhập này phải đến từ công việc rõ ràng, minh bạch và được thể hiện qua bảng lương hàng tháng. Để chứng minh thu nhập, bạn cần chuẩn bị:

Hợp đồng lao động (còn hiệu lực);

Bảng lương 3 tháng gần nhất trong trường hợp người bảo lãnh là công nhân, viên chức.

Bảng sao kê tài khoản công ty và xác nhận thanh toán thuế nếu người bảo lãnh là chủ doanh nghiệp.

Những trường hợp khác như làm công việc tự do, kinh doanh online,… bạn hãy liên hệ hotline  1900 3498 để được hỗ trợ.

Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Người xin visa du học Hàn Quốc cần phải cung cấp được giấy cam kết bảo lãnh tài chính của người bảo lãnh (có thể là bố, mẹ hoặc người giám hộ như anh, chị, em, cô, dì, chú, bác…). Thêm vào đó, giấy cam kết bảo lãnh cần phải được địa phương xác thực, công chứng đầy đủ theo quy định.

Cung cấp các tài sản khác (nếu có)

Ngoài những giấy tờ chứng minh tài chính như trên, nếu bạn có các tài sản giá trị khác như xe hơi, bất động sản, chứng khoán,… hãy bổ sung các giấy tờ này vào hồ sơ chứng minh tài chính để tăng tỉ lệ đậu visa du học Hàn Quốc. Trong trường hợp có các giấy tờ này, bạn hãy cung cấp bản gốc kèm bản sao xác thực sổ đỏ, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kinh doanh, giấy đăng ký kinh doanh,…

*Lưu ý: Bổ sung các tài sản giá trị khác chỉ là “điểm cộng” cho hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc của bạn, góp phần nâng tỉ lệ đậu visa lên cao chứ không thể thay thế cho sổ tiết kiệm hay chứng minh thu nhập. Bởi tài sản sở hữu không dùng để chi trả cho chi phí du học của bạn. Đương đơn cần hiểu rõ yếu tố này để không bị nhầm lẫn trong quá trình chứng minh tài chính xin visa du học Hàn Quốc.

Như vậy, tương ứng với mỗi loại visa du học Hàn Quốc, bạn sẽ cần chuẩn bị khả năng tài chính khác nhau. Vì thế, trước khi chuẩn bị hồ sơ xin visa, đương đơn cần tìm hiểu thật kỹ các thủ tục để chuẩn bị hồ sơ sao cho chính xác, tránh những sai lầm không đáng có. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây nên những bất lợi lớn, thậm chí bị từ chối thị thực, làm vỡ kế hoạch du học Hàn Quốc của bạn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC CHỨNG MINH TÀI CHÍNH

Hồ sơ chứng minh tài chính hợp lệ khi đi du học Hàn Quốc phải bao gồm ít nhất là sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập.

Sổ tiết kiệm

Đối với sổ tiết kiệm cần phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Bản sao kèm sổ tiết kiệm gốc để đối chiếu

Giấy xác nhận số dư bản gốc được ngân hàng cấp trong vòng 10 ngày trước khi nộp hồ sơ.

Sổ tiết kiệm không phải là sổ chuyển quyền/ chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của Quỹ tín dụng.

Người đứng tên trên sổ có thể là người bảo trợ tài chính (bố/ mẹ) hoặc chính sinh viên, học sinh.

Lưu ý: đối với sổ tiết kiệm là phải được mở sổ trước từ 3 đến 6 tháng, áp dụng tùy theo các trường hợp sau:

Du học hệ đại học, thạc sỹ, tiến sĩ: tương đương 20.000 USD và gửi vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng

Du học theo chương trình trao đổi sinh viên số tiền trong sổ tiết kiệm tương đương 10.000 USD và gửi vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng

Du học dự bị học tiếng: tương đương 10.000 USD và gửi vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng

Đối với các trường hợp đăng ký người bảo lãnh tài chính thì người bảo lãnh phải cung cấp đủ các giấy tờ sau để hoàn thiện thủ tục chứng minh tài chính:

Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… (bản dịch tiếng Anh có công chứng). Người bảo lãnh phải là bố mẹ đẻ, hoặc anh chị em ruột.

Giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh như: chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập hàng tháng… (bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Cam kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực của địa phương (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Riêng trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều đang ở Hàn Quốc, người bảo lãnh có thể là:

Anh/chị ruột hoặc anh rể/chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) bảo lãnh tài chính.

Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình ở Hàn Quốc và Việt Nam, như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh.. (bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Các giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).

Trường hợp sinh viên được Giáo sư Hàn Quốc của khoa, trường Đại học nhập học bảo lãnh thì cần có các giấy tờ sau:

Bản gốc cam kết bảo lãnh tài chính cho học sinh (nêu rõ số tiền học bổng, số kỳ được cho học bổng và đóng dấu cá nhân của giáo sư).

Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư.

Bản gốc giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp.

Bản gốc giấy chứng minh tài chính của giáo sư (ví dụ: giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu của giáo sư sẽ nhận…).

thu tuc chung minh tai chinh du hoc han quoc
thủ tục chứng minh tài chính du học hàn quốc

Chứng minh thu nhập

Theo luật chứng minh tài chính để du học tại Hàn, người bảo lãnh tài chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ chứng minh thu nhập. Bên cạnh đó cam kết bảo lãnh cho người được bảo lãnh đi học được địa phương chứng thực. Chỉ trường hợp sinh viên đạt học bổng trên 50% học phí và sinh hoạt phí thì Giáo sư Hàn Quốc có thể là người bảo trợ tài chính.

Đối với người bảo lãnh có thu nhập chính từ việc làm công ăn lương

Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm; sao kê lương hoặc phiếu lương, bảng lương

Thu nhập từ hộ kinh doanh cá thể

Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương

Thuế môn bài, thuế khoán hoặc tờ khai thuế

Giấy giải trình thu nhập (nếu cần)

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ công ty, doanh nghiệp

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Tờ khai thuế 3–6 tháng gần nhất

Giấy tờ nên bổ sung để đảm bảo hồ sơ tin cậy, ưu tiên từ trên xuống dưới

Sao kê tài khoản doanh nghiệp

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Báo cáo tài chính và hoặc báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

Hợp đồng giao dịch: thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty

Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.

Đối với người bảo lãnh có thu nhập từ cho thuê tài sản

Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt

Hợp đồng cho thuê

Chứng từ thanh toán

Ngoài ra, nếu như người bảo lãnh còn có thu nhập từ các nguồn khác, bạn cũng nên khai báo luôn trong hồ sơ kèm giấy tờ chứng minh để tăng độ thuyết phục cho hồ sơ của bạn. Việc chuẩn bị hồ sơ cần đúng theo luật chứng minh tài chính du học Hàn Quốc, tránh các điểm khúc mắc sẽ giúp bạn vượt qua vòng hồ sơ dễ dàng, đảm bảo khả năng đỗ visa cao hơn.

Qua bài viết thủ tục chứng minh tài chính du học hàn quốc nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ để được tư vấn miễn phí. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139