Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

quy trinh thuc hien du an dau tu xay dung

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng là những bước hoạch định đầu tiên trước khi triển khai một dự án mới, đảm bảo các công việc được sắp xếp khoa học và trên hết là đạt được hiệu suất làm việc tối ưu nhất. Để nắm bắt được những nội dung cụ thể về quy trình thực hiện dự án xây dựng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây.

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng là gì được căn cứ theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 có giải thích  như sau:

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án cần được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hay Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng hiện nay

Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.

Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.

Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định.

Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.

Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 khái niệm về dự án đầu tư công trình xây dựng như sau:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện công tác quy hoạch xây dựng

Bước 2: Chọn nhà thầu dự án

Bước 3: Tổng hợp các báo cáo nghiên cứu lợi ích và thiết kế sơ bộ và gửi đến chính quyền địa phương để được phê duyệt

Bước 4: Đánh giá và báo cáo những tác động của quá trình thi công dự án đến môi trường

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thi công

Bước 7: Xin thẩm duyệt hồ sơ về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Bước 8: Xin chính quyền địa phương cấp phép xây dựng

Bước 9: Tiến hành thi công trong phạm vi được cấp phép

Bước 10: Bàn giao đưa vào hoạt động

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng

Tại Điều 5 Luật Xây dựng 2014 quy định về trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc như sau:

– Khảo sát xây dựng;

– Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

– Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

– Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

– Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

– Khảo sát xây dựng;

– Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

– Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

– Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; 

– Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;

– Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

– Vận hành, chạy thử;

– Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

– Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng

Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:

– Quyết toán hợp đồng xây dựng;

– Quyết toán dự án hoàn thành;

– Xác nhận hoàn thành công trình;

– Bảo hành công trình xây dựng;

– Bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

quy trinh thuc hien du an dau tu xay dung
quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 được quy định cụ thể như sau:

Bước 1:

Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung:

– Mục đích xây dựng;

– Địa điểm xây dựng;

– Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình;

– Thời gian xây dựng công trình;

– Dự kiến chi phí;

– Nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.

Bước 2:

Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm:

Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;

Quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng;

Quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

Bước 3:

Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, người được giao xây dựng công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện hồ sơ hoàn thành công trình, bao gồm:

– Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;

– Các tài liệu khảo sát xây dựng (nếu có);

– Thiết kế điển hình hoặc thiết kế bản vẽ thi công (nếu có);

– Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có);

– Các biên bản nghiệm thu, kết quả thí nghiệm, quan trắc, đo đạc (nếu có);

– Hồ sơ quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng (nếu có);

– Bản vẽ hoàn công;

– Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng;

Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

Các căn cứ, cơ sở để xác định khối lượng công việc hoàn thành và các hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan hoạt động đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp.

– Đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán đối với dự án khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công.

Ngoài ra, trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. 

– Đối với các dự án còn lại, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.

– Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Nếu quý khách có nhu cầu Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, giá thu hồi đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Mức bồi thường thu hồi đất, Tách sổ đỏ, giá đất đền bù giải tỏa, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139