Không một công ty nào mong muốn việc giải thể công ty của mình. Tuy nhiên, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong cuộc chiến thị trường đầy cạnh tranh. Vậy, khi buộc phải giải thể công ty cần phải làm gì? Hồ sơ giải thể công ty gửi cơ quan thuế gồm những gì? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2020
Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT
Các trường hợp giải thể công ty
Các trường hợp giải thể công ty theo Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020:
Công ty bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Điều kiện giải thể công ty
Căn cứ vào Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”.
Như vậy, công ty chỉ được giải thể khi
Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác
Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Hồ sơ giải thể công ty gửi cơ quan thuế cần chuẩn bị những gì
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục giải thể công ty tại cơ quan thuế:
1. Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí thuế hoặc bản sao giấy đăng kí kinh doanh của công ty
2. Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan nếu doanh nghiệp bạn có hoạt động xuất nhập khẩu; Hoặc: văn bản cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt động XNK đến ngày ký xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải Quan và chịu trách nhiệm trên cam kết này;
3. Biên bản thanh lý tài sản (nếu có)
4. Thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể Hoặc Văn bản cam kết chưa sử dụng và chưa phát hành hóa đơn.
5. Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể.
6. Nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể công ty.
7. Báo cáo tài chính đến thời điểm giải thể công ty.
Lưu ý: tùy từng chi cục thuế, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị có thể khác nhau
Thủ tục giải thể công ty theo từng bước
Bước 1: Thông báo giải thể công ty
Đây là bước đầu tiên trong thủ tục giải thể công ty. Có thể hiểu, việc nộp thông báo giải thể công ty là việc công ty bạn báo cho cơ quan chức năng, đối tác, khách hàng về việc công ty của bạn đang làm thủ tục giải thể.
Hồ sơ giải thể công ty bao gồm:
Thông báo giải thể doanh nghiệp: Phụ lục II-22 (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
Quyết định giải thể doanh nghiệp
Nơi nộp hồ sơ giải thể công ty: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 2: Thực hiện thủ tục quyết toán thuế giải thể tại cơ quan thuế quản lý
Sau khi thực hiện thủ tục thông báo giải thể công ty tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tự động chuyển dữ liệu về cơ quan thuế quản lý trực tiếp của công ty bạn. Và cơ quan thuế sẽ sắp xếp thời gian thực hiện thanh kiểm tra để xác định nghĩa vụ thuế của công ty bạn với cơ quan thuế. Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất trong toàn bộ quy trình giải thể công ty.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại cơ quan thuế đã được nêu tại mục Hồ sơ giải thể công ty gửi cơ quan thuế.
Thời hạn giải quyết hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế
Sau khi đã nộp đủ tất cả các loại hồ sơ đã được liệt kê bên trên, thì thời hạn quyết toán thuế để giải thể công ty là ngày thứ bốn mươi lăm (45) kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Vào lúc này, chuẩn bị, hoàn thiện sổ sách kế toán để làm việc với đại diện cơ quan thuế (giai đoạn thanh/kiểm tra doanh nghiệp trước khi giải thể)
Nếu công ty không xảy ra sai sót dẫn đến việc vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế thì cơ quan thuế sẽ gửi thông tin về việc công ty hoàn tất nghĩa vụ thuế đến sở Kế hoạch – Đầu tư.
Sau khi thực hiện xong bước này, xem như quy trình giải thể doanh nghiệp đã hoàn thành được hơn 95%.
Nhận kết quả đóng mã số thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế
Sau khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra, doanh nghiệp cần nộp bổ sung tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (nếu có).
Cơ quan thuế thực hiện rà soát toàn bộ hồ sơ của công ty đảm bảo công ty đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế và trả kết quả thủ tục để doanh nghiệp thực hiện tiếp thủ tục giải thể trên Sở kế hoạch đầu tư.
Hiện nay, một số Cục thuế, chi cục thuế không trả kết quả bằng bản cứng và đẩy trực tiếp thông tin sang Sở kế hoạch và đầu tư. Trường hợp này công ty chỉ cần liên hệ cán bộ thuế để xin xác nhận việc hoàn thành thủ tục.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể
Hồ sơ giải thể ở bước này, bao gồm:
Báo cáo thanh lý tài sản cố định
Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp: Phụ lục II-22 (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ giải thể có thể nộp bằng chữ ký số hay không?
Hiện tại, trên hệ thống dangkykinhdoanh.gov.vn chưa cho phép nộp hò ớ giải thể bằng chữ ký số do vậy khi nộp hồ sơ giải thể có thể nộp trực tiếp hoặc bằng tài khoản đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện bằng tài khoản đăng ký kinh doanh sẽ tiện hơn do hiện tại nếu sử dụng chữ ký số thì chữ ký số phải là chữ ký số cá nhân.
Giải thể công ty có cần đăng báo hay không?
Theo quy định cũ thì trước khi tiến hành giải thể phải thực hiện đăng báo trước. Tuy nhiên, theo luật doanh nghiệp 2020 thì chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh
Giải thể công ty khi mất đăng ký kinh doanh có được không?
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 không yêu cầu nộp lại đăng ký kinh doanh. Do vậy, khi mất đăng ký kinh doanh vẫn có thể giải thể được
Dịch vụ giải thể công ty của Luật Trần và Liên Danh
Luật Trần và Liên Danh cung cấp dịch vụ giải thể công ty nhằm giúp khách hàng giải quyết nhanh, gọn; chuẩn bị tất cả tài liệu, giấy tờ cho hồ sơ giải thể. Không những thế, các khâu nộp hồ sơ hay nhận kết quả cũng được thực hiện trong dịch vụ này.
Chi phí dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Chỉ từ 2.000.000 VNĐ bạn đã có thể sử dụng dịch vụ giải thể công ty của của Luật Trần và Liên Danh. Mức giá chúng tôi đưa ra là rất phù hợp. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Lợi ích Luật Trần và Liên Danh mang lại cho khách hàng
Sử dụng dịch vụ của Luật Trần và Liên Danh; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
Sử dụng dịch vụ giải thể công ty của Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.