Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là những quan hệ liên quan đến tài sản và liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tất cả các chủ thể nói trên. Vì vậy, việc giải thể doanh nghiệp phải tuân theo những thủ tục nhất định.Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể và hồ sơ, trình tự, thủ tục, mẫu quyết định giải thể công ty cổ phần theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các bên có lợi ích liên quan.
Nội dung mẫu quyết định giải thể công ty cổ phần mới nhất
Mẫu tham khảo
(Lưu ý:
– Doanh nghiệp bỏ các phần chữ tô đỏ khi điền vào khoảng trống và mục lưu ý này khi ban hành Quyết định, Nghị quyết.)
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải thể doanh nghiệp
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020;
– Căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
– Căn cứ Biên bản họp số … của Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày …/…/… về việc giải thể doanh nghiệp
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Giải thể doanh nghiệp: … … … (ghi tên doanh nghiệp)
– Mã số doanh nghiệp: … … … ngày cấp … … … nơi cấp … … …
– Địa chỉ trụ sở chính: … … …
Điều 2: Lý do giải thể: … … …
Điều 3: Thời hạn, thủ tục thanh lý các hợp đồng đã ký kết:
– Các hợp đồng đã ký kết, đang thực hiện: (nêu rõ nội dung hợp đồng, thủ tục và thời hạn thanh lý hợp đồng. Lưu ý: thời hạn thanh lý không vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể).
– Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp.
– Không được chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực.
Điều 4: Thời hạn, thủ tục thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp còn các khoản nợ: (Doanh nghiệp nêu rõ từng loại nợ đối với khách hàng, đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác, thời điểm thanh toán. Lưu ý: Thời hạn thanh toán nợ không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.)
– Kể từ thời điểm quyết định giải thể, doanh nghiệp không huy động vốn dưới mọi hình thức.
Điều 5: Xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động:
Doanh nghiệp sử dụng ………. (nêu số lượng lao động) lao động. Thời hạn thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho người lao động, xử lý tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động chậm nhất là vào ngày … / … / ….
Điều 6: Thanh lý tài sản sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp (nếu có)
Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản còn lại (nêu rõ các loại tài sản còn lại và phương thức thanh lý)
Điều 7: Các cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh của doanh nghiệp trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Điều 8: Nghị quyết, quyết định này phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được gởi đến các chủ nợ kèm phương án giải quyết nợ, được gởi đến người lao động, được gởi đến người có quyền và nghĩa vụ, lợi ích có liên quan, gởi đến cơ quan Nhà Nước.
Điều 9: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG |
Công ty cổ phần bị giải thể trong các trường hợp sau
Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhận, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục giải thể công ty cổ phần
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty công ty cổ phần
Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các cổ đông về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Lý do giải thể;
Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty cổ phần
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Khoản 2 và Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
Nợ thuế;
Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty cổ phần
Thứ nhất, nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan Hải quan để xác nhận nghĩa vụ Hải quan;
Thứ hai, sau khi có kết quả xác nhận của cơ quan Hải quan, công ty cổ phần nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan Thuế để đóng cửa mã số thuế.
Thứ ba, sau khi có thông báo đóng cửa mã số thuế nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trongthời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng kýkinh doanh.
Thành phần hồ sơ giải thể công ty cổ phần
Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục do Luật Trần và Liên Danh soạn thảo.
Dịch vụ tư vấn giải thể công ty cổ phần của Công ty Luật Trần và Liên Danh
Tư vấn cho khách hàng về thủ tục giải thể công ty cổ phần;
Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ giải thể công cổ phần;
Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ hải quan, quyết toán thuế, đóng cửa mã số thuế để thực hiện thủ tục giải thể công ty cổ phần;
Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn tất thủ tục giải thể.