Quân chủng là gì

quan chung la gi

Quân chủng lục quân là quân chủng chính cấu thành nên quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về quân chủng lục quân. Vậy quân chủng là gì? Lục quân quân đội Việt Nam có cơ cấu, tổ chức như thế nào?

Tìm hiểu sơ lược về quân chủng là gì

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22/12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ Việt Nam có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở góc phía trên bên trái.

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có 07 lực lượng gồm:

+ 03 quân chủng: là Lục quân, Hải quân và Phòng không – không quân.

 + 02 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng: Bộ đội biên phòng, bảo vệ bờ biển.

 + 02 Bộ tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn, cụ thể: không gian mạng, bảo vệ lăng.

Quân chủng lục quân là gì?

Quân chủng là bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định (trên bộ, trên không, trên biển), hoạt động tác chiến có ý nghĩa chiến lược, trong một môi trường nhất định, được tổ chức, biên chế, trang bị, huấn luyện theo đặc trưng chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến riêng. Mỗi quân chủng có các binh chủng, bộ đội chuyên môn, các đơn vị phục vụ phù hợp với đặc điểm của quân chủng.

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có ba quân chủng: Quân chủng lục quân, quân chủng hải quân và quân chủng phòng không – không quân (từ năm 1999, hai Quân chủng Phòng không và không quân được hợp nhất lại thành Quân chủng phòng không – không quân).

Quân chủng lục quân là một quân chủng trong Quân đội hoạt động chủ yếu trên mặt đất, thường có quân số đông nhất, có trang bị và phương thức tác chến đa dạng, phong phú. Là một trong những lực lượng chính quyết định kết cục chiến tranh.

Quân chủng lục quân có quân số khoảng từ 400.000 – 500.000 người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Do vậy, quân đội lục quân Việt Nam không tổ chức thành một Bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, sự chỉ đạo chuyên nghành của các tổng cục và các cơ quan chức năng khác của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của quân chủng là gì

Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu phù hợp với chiến tranh nhân dân hiện đại.

Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:

– Lục quân trực thuộc bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh hợp thành được đánh số thứ tự 1,2,3,4 các lữ đoàn thuộc các binh chủng của Lục quân. 04 quân đoàn cơ động chiến lược trực thuộc bộ được bố trí ở các vùng trọng yếu của đất nước và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ điều động của Bộ quốc phòng (quân đoàn 1: Quyết Thắng, quân đoàn 2: Hương Giang; quân đoàn 3: Tây Nguyên; quân đoàn 4: Cửu Long).

– Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu (1,2,3,4,5,7,9) và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, mỗi quân khu có từ 2-4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung – lữ đoàn binh chủng lục quân.

– Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng rất yếu. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản.

– Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 01-02 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

quan chung la gi
quân chủng là gì

– Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các huyện, 1-2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội – 1 đại đội bộ binh thường trực.

Đối với các quân khu, quân đoàn, binh chủng có Tư lệnh, chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó chính ủy, các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và một số đơn vị trực thuộc.

Các quân khu được tổ chức trên các hướng chiến lược và theo địa bàn, gồm có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc. Quân khu chỉ huy các đơn vị trực thuộc quyền, các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.

Quân đoàn là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia. Quân đoàn có các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc.

Các binh chủng có nhiệm vụ tham gia tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; đồng thời thực hiện chức năng bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo theo các đơn vị chiến đấu trực thuộc các trường sĩ quan và trường chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.

Lục quân bao gồm những quân chủng là gì

Các binh chủng trực thuộc quân chủng Lục quân:

+ Bộ Binh: là những người lính chiến đấu chủ yếu ở trên bộ với các vũ khí bộ binh loại nhỏ trong các đơn vị của quân đội như súng trường, súng ngắn, lựu đạn, lựu đạn khói, … mặc dù họ có thể được đưa đến chiến trường bằng ngựa, tàu thuyền, xe ô tô, máy bay hay các phương tiện khác.

Bộ Binh đóng vai trò quan trọng, là lực lượng chính trong lục quân, để chiếm giữ các vị trí và sự có mặt của bộ binh sẽ gữ được lãnh thổ đó. Trong khi các chến thuật sử dụng lực lượng trên chiến trường có thể thay đổi thì nhiệm vụ cơ bản của bộ binh vẫn không thay đổi. Bộ Binh là binh chủng cổ nhất trong lịch sử và thường là binh chủng đầu tiên được xây dựng trong các quân đội. Từ giữa thế kỷ XX, hẩu hết các nước công nghiệp có xu hướng phát triển Bộ Binh thành Bộ Binh cơ giới.

+ Bộ binh cơ giới: Là lực lượng bộ binh được hỗ trợ và yểm hộ bởi các phương tiện cơ giới, do đó khả năng hành quân cao, cơ động. Khi chiến đấu thì lực lượng này di chuyển bằng chân, còn khi hành quân thì bằng các phương tiện cơ giới. Bộ binh được trang bị xe chiến đấu bọc thép để cơ động và chiến đấu, có thể thực hành chiến đấu ngay trên xe hoặc với đội hình đi bộ. So với bộ binh, bộ binh cơ giới được trang bị hỏa lực mạnh hơn và có sức cơ động cao hơn.

+ Pháo binh là lực lượng hỏa lực chủ yếu của lục quân, thường được trang bị các loại pháo, tên lửa, … dùng để sát thương, tiêu diệt mục tiêu và trực tiếp chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến đấu hiệp đồng hoặc độc lập.

Pháo binh Việt Nam hiện nay trang bị phần lớn các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất. Chiếm số lượng lớn là các loại pháo kéo như D-30 122mm, D-74 122mm, D-20 152mm, M-46 130mm và nhiều loại súng cối, …

Binh chủng pháo binh đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh tám chữ: “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” ngày 13 tháng 4 năm 1967.

+ Tăng – Thiết giáp: là binh chủng chịu trách nhiệm tác chiến đột kích trên bộ và hải quân, được trang bị các loại xe tăng, xe bọc thép, với hỏa lực mạnh, sức cơ dộng lớn.

Lực lượng tăng – thiết giáp của Việt Nam hiện nay chủ yếu trang bị các xe tăng do Liên Xô sản xuất như T-54/55, T-62, Pt-76, một phần nhỏ của trung Quốc như T-59, K-63-85, …

+  Đặc công: là lực lượng tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, bất ngờ, thường dùng đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.

+ Công binh: là binh chủng có chuyên môn kỹ thuật với chức năng bảo đảm công binh trong chiến đấu và xây dựng, có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí công binh.

+ Thông tin liên lạc: là binh chủng chuyên môn kỹ thuật của quân đội, có chức năng đảm bảo thông tin liên lạc cho hệ thống chỉ huy trong toàn quân.

+ Hóa học: là binh chủng có chức năng đảm bảo hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Bộ đội hóa học còn có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa.

Như vậy, Quân chủng là một thành phần cao cấp trong tổ chức quân đội, hoạt động tác chiến có ý nghĩa chiến lược, trong một môi trường nhất định (trên không, trên bộ, trên biển), được tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương thức tác chiến. Mỗi quân chủng có các binh chủng.

Quân chủng Lục quân: là quân chủng tác chiến chủ yếu trên mặt đất. Trong quân đội nhiều nước, QCLQ thường là quân chủng có số quân đông nhất và giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt lực lượng đối phương, đánh chiếm và giữ đất đai.

Quân chủng Hải quân: là quân chủng thực hiện những nhiệm vụ tác chiến trên các chiến trường biển và đại dương. Có các binh chủng: tàu mặt nước, tàu ngầm, pháo binh hải quân, tên lửa bờ biển, thủy quân lục chiến…

Quân chủng Không quân là quân chủng làm nhiệm vụ sử dụng khí cụ bay để đánh các mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quân chủng là gì. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139