Có hai hình thức, cấu trúc nhà nước cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với mỗi vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích, đánh giá, nhận định về nhà nước liên bang là gì? So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang?
Nhà nước liên bang là gì?
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và các phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Có quan điểm cho rằng hình thức nhà nước được hợp thành từ hai yếu tố là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài hai yếu tố trên hình thức nhà nước còn bao gồm yếu tố chế độ chính trị. Trong đó, hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước phản ánh cách thức tổ chức quyền lực nhà nước còn chế độ chính trị phản ánh phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay nhiều nhà nước thành viên.
Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng về lãnh thổ, văn hóa, dân tộc. Có chính phủ riêng, có Hiến pháp quy định về cấu trúc, hình thái nhà nước.
Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định. Nhà nước liên bang có thể có nhiều Chính phủ, nhiều Hiến pháp, nhiều hệ thống pháp luật và có thể có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân, nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống tòa án và có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý tròn phạm vi bang đó. Sự phân chia quyền lực của nhà nước liên bang và nhà nước thành viên được thể hiện rõ ràng trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
* Chủ quyền của Liên bang: quy định về buôn bán giữa Liên bang với nước ngoài, hệ thống tiền tệ, tuyên bố chiến tranh, quản lý các lãnh thổ xâm chiếm…
* Chủ quyền Tiểu bang: tổ chức các cuộc bầu cử, thành lập các cơ quan nhà nước ở địa phương, điều chỉnh các quan hệ thương mại trong phạm vi tiểu bang
* Thẩm quyền chung: ban hành các đạo luật và tổ chức thực hiện các đạo luật như: đánh thuế, phát hành công trái…
Như vậy, về hình thức cầu trúc nhà nước liên bang có thể được chia thành hai dạng cơ bản khác nhau là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Ngoài ra còn có thể có một dạng nhà nước cấu trúc không cơ bản là nhà nước liên minh.
Về quốc tịch: Một nhà nước liên bang phải có hai quốc tịch. Một quốc tịch liên bang, một quốc tịch nước thành viên. Tuy nhiên xét về nhà nước liên minh thì sẽ do nhà nước hợp thành, có thể có 1 bộ máy nhà nước và một hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, còn mỗi nhà nước thành viên lại có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật riêng.
Ví dụ:
– Tại Mỹ, công dân sinh ra chỉ có 1 quốc tịch Mỹ xét trong mối quan hệ ngoại giao với các tiểu bang và tùy theo luật riêng của từng bang mà mỗi công dân có quyền và nghĩa vụ riêng.
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Liên bang Hoa Kỳ (Phụ lục 2) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ địa phương lên TW. Ở đây, có sự phân quyền cho địa phương và các bang có quyền nhất định do luật pháp của các từng bang quy định.
Về hệ thống pháp luật thì mỗi bang sẽ có hệ thống pháp luật, cơ quan nhà nước riêng. Trong đó, một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó. + HTPL của Nhà nước Liên bang thống nhất trên toàn lãnh thổ
* HTPL trong từng bang: chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi bang.
Ví dụ: Tại Mỹ, Luật của chính quyền liên bang, tại Washington D.C., áp dụng cho tất cả người dân sống tại Mỹ. Còn luật của từng tiểu bang trong số 50 tiểu bang thì chỉ áp dụng cho tiểu bang.
Nhà nước đơn nhất trong nhà nước liên bang
* Xét về đối tượng (dân cư & lãnh thổ)
– Lãnh thổ toàn vẹn thống nhất
– Chủ quyền quốc gia chung, chỉ có 1 chủ thể duy nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước.
Ví dụ: Tại Việt Nam, Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền quyết định những vấn đề đối nội & đối ngoại của đất nước
* Xét về phạm vi (đối nội & đối ngoại)
* Quốc tịch :
– Có 1 quốc tịch
* Hệ thống cơ quan nhà nước :
– Hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý chung, thống nhất từ TW đến địa phương
Ví dụ: Sơ đồ BMNN ở Việt Nam (Phụ lục 1) thể hiện cơ cấu tổ chức của chính quyền thống nhất theo chiều dọc từ TW xuống địa phương.
* Hệ thống pháp luật (HTPL)
– HTPL thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Ví dụ: Tại Anh có hệ thống một chính quyền. Quốc hội có quyền tối hậu về tất cả mọi sự việc xẩy ra trong nước Anh. Tuy Quốc hội có ủy quyền cho chính quyền địa phương nhưng Quốc hội có thể bắt buộc các thành phố và quận hạt làm các điều mà Quốc hội thấy thích hợp; nếu muốn quốc hội còn có thể bãi bỏ hay thay đổi ranh giới của địa phương
Ưu điểm của Nhà nước đơn nhất
– Mô hình tạo ra sự ổn định về an ninh chính trị
Nhược điểm Nhà nước đơn nhất
– Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế => là môi trường tốt của tham nhũng
So sánh nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang:
Điểm giống nhau giữa nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
Cấu trúc đơn nhất và cấu trúc liên bang đều xác lập ở nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Cả hai đều có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật áp dụng chung trên toàn bộ lãnh thổ.
Công dân ở mỗi cấu trúc nhà nước đều có quốc tịch chung của nhà nước đó.
Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất chỉ là một nhà nước duy nhất so với nhà nước liên bang, gồm một quốc tịch và nắm giữ toàn bộ chủ quyền nhầ nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Còn nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành trong đó có một nhà nước chung cho toàn bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng.
Về chủ quyền quốc gia: Đối với nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn trên mọi lãnh thổ bao gồm cả các nhà nước đơn nhất trong một phạm vi quyền lực chung vì lợi ích chung. Mọi công việc, nhiệm vụ được giao sẽ phục vụ cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước đơn nhất phải tuân thủ theo những nội dung yêu cầu của nhà nước liên bang. Còn đối với nhà nước đơn nhất thì chủ quyền quốc gia sẽ được toàn vẹn hơn, cả nước chỉ chịu một hệ thống pháp luật duy nhất, một bản hiến pháp. Bên cạnh đó, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ về mặt quyền lãnh không bị chia tách hay chịu sự chi phối, quản lý của một hệ thống nhà nước duy nhất. Còn nhà nước liên bang thì lại chịu sự quản lý của hệ thống pháp luật của nhà nước chung và bị chia cắt thành nhiều quốc gia thành viên.
Đối với công dân của nhà nước đơn nhất có quốc tịch chung thống nhất còn công dân của nhà nước liên bang lại mang hai quốc tịch, 1 quốc tịch chung, 1 quốc tịch của nhà nước đơn nhất hoặc của từng bang.
Chính quyền của nhà nước liên bang bao gồm ba cấp chính là liên bang, bang và địa phương. Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Còn đối với nhà nước đơn nhất thì gồm hai cấp chính là trung ương và địa phương. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền trung ương là quan hệ địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Danh sách các nhà nước liên bang
Tên nước |
Tên đầy đủ |
Bài về phân cấp hành chính |
Vùng |
Vùng phụ |
Argentina |
Cộng hòa Argentina |
Tỉnh của Argentina |
23 tỉnh |
1 quận liên bang |
Australia |
Liên bang Úc |
Tiểu bang và lãnh thổ của Úc |
6 bang |
1 lãnh thổ liên bang, 1 lãnh thổ nội địa, một vài lãnh thổ hải ngoại |
Áo |
Cộng hòa Áo |
Bang của Áo |
9 Bang |
|
Bỉ |
Vương quốc Bỉ |
Phân cấp hành chính Bỉ |
3 cộng đồng ngôn ngữ |
3 vùng |
Bosnia và Herzegovina |
Bosnia và Herzegovina |
Phân cấp chính trị Bosnia và Herzegovina |
2 chủ thể |
1 đặc khu |
Brasil |
Cộng hòa Liên bang Brazil |
Bang của Brasil |
26 bang |
1 đặc khu liên bang và 5.561 khu dân cư |
Canada |
Canada |
Tỉnh bang và lãnh thổ của Canada |
10 tỉnh |
3 vùng |
Comoros |
Liên bang Comoros |
3 đảo |
||
Ethiopia |
Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia |
Vùng của Ethiopia |
9 vùng |
2 thành phố đặc biệt |
Đức |
Cộng hòa liên bang Đức |
Bang của Đức |
16 Bang |
|
India |
Cộng hòa Ấn Độ |
Bang và lãnh thổ của Ấn Độ |
28 tiểu bang |
7 lãnh thổ liên hiệp |
Iraq |
Cộng hoà Iraq |
Tỉnh (Iraq) |
18 tỉnh, bao gồm 1 khu tự trị |
|
Malaysia |
Malaysia |
Bang của Malaysia |
13 bang |
3 lãnh thổ liên bang |
México |
Liên bang Mexico |
Bang của México |
31 tiểu bang |
1 đặc khu liên bang |
Micronesia |
Liên bang Micronesia |
4 tiểu bang |
||
Nigeria |
Cộng hòa Liên bang Nigeria |
Bang của Nigeria |
36 tiểu bang |
1 vùng |
Pakistan |
Cộng hòa Hồi giáo Pakistan |
Tỉnh và lãnh thổ của Pakistan |
4 tỉnh |
4 lãnh thổ liên bang |
Nga |
Liên Bang Nga |
Chủ thể liên bang của Nga |
85 chủ thể liên bang |
|
Saint Kitts và Nevis |
Liên bang Saint Christopher và Nevis |
đảo/giáo xứ |
2 đảo/14 giáo xứ |
|
Sudan |
Cộng hòa Sudan |
Bang của Sudan |
26 bang |
|
Thụy Sĩ |
Liên bang Thụy Sĩ |
Tổng của Thuỵ Sĩ |
26 tổng |
|
UAE |
Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất |
Các tiểu vương quốc của Ả Rập Thống nhất |
7 tiểu vương quốc |
|
USA |
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ |
Phân cấp chính trị Hoa Kỳ |
50 tiểu bang |
1 quận liên bang; 1 lãnh thổ sáp nhập, 13 lãnh thổ không sáp nhập |
Venezuela |
Cộng hòa Bolivar Venezuela |
Bang của Venezuela |
23 bang, 1 khu trực thuộc liên bang |
1 đặc khu liên bang |
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nhà nước liên bang. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.