Nhắc đến các vấn đề liên quan đến lao động thì không thể không nhắc đến đối tượng lao động. Vậy đối tượng lao động là gì và được phân thành mấy loại? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh nhé!
Đối tượng lao động là gì?
Lao động là gì?
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng các công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội. Lao động tức chỉ tới các hoạt động của con người làm việc để tác động làm biến đổi các vật chất tự nhiên hoặc nguyên liệu nào đó thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Tạo ra của cải vật chất có giá trị phục vụ cho xã hội, con người sử dụng và giúp cho văn minh nhân loại phát triển hơn. Lao động có những đặc điểm riêng biệt của nó và trong quá trình thực hiện sẽ có chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, năng lực tốt chính là đích đến của nhiều doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Các đặc điểm của lao động cụ thể như sau:
– Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
– Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới những chi phí đầu từ khác của quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố đầu vào, nó sẽ có tác động đến các chi phí khác như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết…
– Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Khi việc sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, từ đó người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
– Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo trình độ kỹ năng: lao động phổ thông, lao động bán kỹ năng, lao động chất lượng cao…
– Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hai tuần hoặc một tháng một lần và thường xuyên nhận được những lợi ích nhất định.
– Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm việc làm gần đây.
– Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.
=> Đối tượng lao động là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác – Lênin, là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại là đối tượng lao động có sẵn ví dụ như các loại khoáng sản trong lòng đất, thủy, hải sản ở sông, biển, đất đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ…và đối tượng lao động đã qua chế biến. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?
Đối tượng lao động gồm có hai loại:
– Thứ nhất: đối tượng lao động là các loại, các phần đã có sẵn ở thế giới tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất, cá tôm dưới biển,…) và việc duy nhất con người phái tác động đó là tách các đối tượng này ra khỏi chủ thế tự nhiên. Những đối tượng lao động này thường được sử dụng ở các ngành công nghiệp là chính, như công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến hải sản,…
– Thứ hai : đối tượng lao động là những loại, những thành phần đã trải qua quy trình tác động ảnh hưởng của con người, và chúng lại được sử dụng làm đối tượng lao động một lần nữa. Chẳng hạn như : vải để may mặc, sắt thép để chế tác máy móc, … hay chúng còn được gọi là nguyên vật liệu.
Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, vai trò của các loại đối tượng lao động dần dần thay đổi. Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên có xu hướng cạn kiệt dần, còn loại đã qua chế biến có xu hướng ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang và sẽ tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn, đó là các vật liệu “nhân tạo”. Song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên, vẫn lấy ra từ đất và lòng đất.
Vai trò của sản xuất của của vật chất là?
Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
– “Sản xuất vật chất” là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển – nhu cầu phong phú và vô tận của con người”.
Ví dụ: Máy may có thể may trang phục.
Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và của xã hội loài người. Đó là quá trình hoạt động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Sản xuất vật chất giữ vai trò là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người, nó chính là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Ví dụ: Muốn thực hiện các hoạt động kinh tế, chính trị, pháp luật,… đều phải ăn, ở, mặc và tư liệu tiêu dùng. Muốn có được những điều đó, con người phải sản xuất vật chất như nông – lâm – ngư – công nghiệp, xây dựng,… Ở thế giới loài vật không có hoạt động sản xuất. Có thể nói, điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với thế giới động vật là ở chỗ: Con người lao động sản xuất, còn loài vật thì không.
– Hoạt động sản xuất xã hội bao gồm:
Sản xuất vật chất: Ví dụ như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà phòng…
Sản xuất tinh thần: Ví dụ như sáng tác bài hát, tiểu thuyết, phim…
Sản xuất ra bản thân con người: Đó là hoạt động duy trì nòi giống của con người.
Trong các loại hoạt động sản xuất nêu trên, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, và xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.
– Vai trò của sản xuất của cải vật chất gồm: Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội và sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. Có thể thấy sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội giữ vai trò quan trọng.
Đời sống xã hội bao gồm nhiều mặt hoạt động khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, thể thao, tôn giáo,…… Các hoạt động này thường xuyên có quan hệ và tác động lẫn nhau. Xã hội càng phát triển thì các hoạt động nói trên càng phong phú, đa dạng và có trình độ cao hơn.
Bên cạnh đó để tiến hành các hoạt động khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – công nghệ, thể thao, tôn giáo,….. trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đổ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và nhiều thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó, con người phải sản xuất và sản xuất với quy mô ngày cảng lớn. Xã hội sẽ không tổn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.
Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Đây là cơ sở lí luận để giải thích các hiện tượng kinh tế – xã hội. Bởi vì, phương thức sản xuất của cải vật chất là cơ sở nảy sinh và quy định các quan hệ xã hội, ý thức và tỉnh thân của xã hội. Quá trình phát triển của lịch sử loài người là sự thay thế, kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất của cải vật chất, phương thức sản xuất sau tiến bộ và hoàn thiện hơn phương thức sản xuất trước.
Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội,suy đến cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nên sản xuất của xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết đủng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ tình trạng phát triển của nền sản xuất vật chất của xã hội đó, mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của nó. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở trình độ cao hơn nền sản xuất phong kiến chính là vì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản suất dựa vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất,công nghiệp và hình thức tổ chức kinh tế thị trường ngày càng hiện đại, cũng nhớ đó mà nó có thế tạo ra năng suất lao động cao hơn rất nhiều phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động căn bản là thủ công, với hình thức tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, khép kín. Chính vì vậy, có thể nói: các thời đại kinh tế khác nhau căn bản không phải ở chỗ nó sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ nó được tiến hành bằng cách nào, với công cụ gì.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích về đối tượng lao động là gì. Trân trọng cảm ơn!