Nghị định là gì

nghi dinh la gi

Nghị định là gì? Nghị định là (Một loại văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ) hình thức văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan nhà nước có quyền lực cao nhất.

Nghị định là gì?

Nghị định được coi là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ban hành, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nghị định được dùng để quy định về những nội dung chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh và quyết định của Chủ tịch nước; quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập…

Nghị định của Chính phủ sẽ có giá trị pháp lý thấp hơn so với Hiến pháp và luật, pháp lệnh, nhưng sẽ cao hơn so với những văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước từ cấp Bộ trở xuống đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

Nghị định trong tiếng anh là gì?

Nghị định được dịch sang tiếng anh là Decree.

Cơ quan ban hành nghị định là gì

Căn cứ theo Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định thì Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền ban hành ra Nghị định. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta, trực tiếp thực hiện quyền hành pháp, dưới Chính phủ còn có các bộ và các cơ quan ngang bộ.

Mục đích ban hành nghị định là gì

Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định về các vấn đề sau đây:

Quy định chi tiết thi hành về các luật, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, lệnh và các quyết định của Chủ tịch nước;

Quy định về các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước, thuế, đối ngoại, các chế độ công vụ, cán bộ, công chức, các dân tộc, tôn giáo, văn hoá, quyền và nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo sự quản lý, điều hành của Chính phủ;

Quảng cáo

Quy định về những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ các điều kiện về xây dựng thành luật hoặc các pháp lệnh để đáp ứng về các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý về kinh tế, quản lý về xã hội. Việc ban hành các nghị định này sẽ phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ và cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Hiệu lực của nghị định là gì?

Căn cứ theo Điều 151 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định như sau:

Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật sẽ được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đó. Thời gian có hiệu lực không sớm hơn là 45 ngày kể từ ngày được thông qua. Hoặc được ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước Trung ương ban hành. Không được sớm hơn thời gian là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Không được sớm hơn thời gian 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Nghị định có phải là văn bản dưới luật không?

Văn bản dưới luật được coi là một trong hai loại của văn bản quy phạm pháp luật trong đó nội dung là quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện ban hành.

Văn bản dưới luật được thực hiện ban hành để cụ thể hóa về một nội dung được các văn bản luật quy định. Văn bản dưới luật sẽ được ban hành có thể cụ thể hóa và quy định chi tiết cho các văn bản luật, tuy nhiên các quy định sẽ không được trái với quy định trong hiến pháp và các văn bản luật.

Hiện nay, nghị định được coi là văn bản dưới luật. Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định sẽ nêu chi tiết về những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc sẽ quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và quy định của các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.

Chính phủ được ban hành nghị định là gì

Nghị định được Chính phủ ban hành để quy định:

Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Phân biệt Luật – Nghị định- Nghị quyết – Thông tư:

Luật

Luật là văn bản có giá trị cao sau Hiến Pháp và do Quốc hội ban hành. Bộ luật, luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Nói cách khác, bộ luật, luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia.

Bộ luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực pháp luật chuyên biệt, ví dụ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình,…

Trong khoa học pháp lý, bộ luật và luật đều được gọi là đạo luật; sự khác nhau giữa bộ luật và luật thường không nhiều. Tuy nhiên, bộ luật thường điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội rộng lớn và có tính bao quát; bộ luật là “xương sống” của một ngành luật.

Ngoài ra, các bộ luật lớn còn chứa đựng những nguyên tắc chi phối các ngành luật lân cận. Ví dụ: các quy định của Bộ luật Dân sự có thể được viện dẫn trong khi giải quyết các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật thương mại…

Luật được Quốc hội ban hành để quy định về:

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

Quốc phòng, an ninh quốc gia;

Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

Chính sách cơ bản về đối ngoại;

Trưng cầu ý dân;

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

nghi dinh la gi
nghị định là gì

Nghị quyết

Nghị quyết là Hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Hiến pháp đã quy định nghị quyết là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết được Quốc Hội ban hành để quy định về :

Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;

Đại xá;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Họ thường ban hành nghị quyết để quy định:

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội;

Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất;

Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thông tư

Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định.

Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.

Hiệu lực của nghị định là gì

– Hiện nay không có bất cứ một điều luật cụ thể nào quy định chung về thời điểm phát sinh hiệu lực của Nghị định

– Theo như phân tích ở nội dung phía trên thì Nghị định được Chính phủ ban hành nhằm triển khai thực hiện hoặc đưa ra các giải pháp đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…. mới phát sinh mà luật chưa có quy định hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật

– Do vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, cấp bách mà thời điểm phát sinh lực của Nghị định quy định các vấn đề khác nhau là khác nhau.

– Trong mỗi Nghị định thì thông thường nội dung của điều cuối cùng trong Nghị định sẽ quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực.

– Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoài lệ, Nghị quyết được ban hành theo thủ tục rút gọn thì ngày phát sinh hiệu lực có thể chính là ngày Nghị định được thông qua hoặc ký ban hành.

Ví dụ:

– Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt được ban hành vào ngày 30/12/2019 thì tại Điều 84 của Nghị định quy định về hiệu lực thi hành là từ ngày 1/1/2020.

Nguyên nhân Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ sau 2 ngày ban hành là để kịp thời khắc phục “chỗ trống” của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

– Trong Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động….vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được ban hành ngày 8/10/2019, thì tại điều 16 hiệu lực thi hành sẽ bắt đầu vào ngày 1/12/2019, tức là sau gần 2 tháng ban hành thì văn bản mới có hiệu lực.

Kết luận: Nghị định giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay, nhằm làm rõ, chi tiết hóa hoặc hướng dẫn các điều khoản được quy định trong Luật. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các về nghị định là gì? mục đích ban hành nghị định gì? Hãy liên hệ ngay đến số Hotline để được giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139