Điều kiện mở thẩm mỹ viện như thế nào là hợp pháp? mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì? hồ sơ hay bằng cấp ra sao?…Đây là những câu hỏi được thắc mắc rất nhiều đối với các đối tượng có ý định kinh doanh thẩm mỹ viện. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ những vấn đề này nhé!
Những lưu ý cần thiết cho bạn trước khi mở thẩm mỹ viện
Thẩm mỹ viện là gì? Khác biệt gì so với spa?
Để tìm hiểu nội dung chi tiết trước hết hãy hiểu rõ khái niệm về thẩm mỹ viện. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về thẩm mỹ viện. Hầu hết các dịch vụ đều tương đồng với spa.
Nhưng có một điểm khác biệt là thẩm mỹ viện có thể thực hiện các dịch vụ xâm lấn, thay đổi ngoại hình. Còn với spa chỉ là các phương pháp làm đẹp ngoài da không thực hiện việc chỉnh sửa ngoại hình.
Về hình thức thì spa là nơi thư giãn, sử dụng các gói liệu trình làm đẹp ngoài da. Ngược lại thì thẩm mỹ viện là nơi làm đẹp tác động chuyên sâu, sử dụng công nghệ hiện đại tác động vào bên trong.
Thị trường thẩm mỹ viện hiện nay
Với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, đời sống mọi người được cải thiện nhiều hơn. Khi khả năng thu nhập đang ở mức cao thì ai cũng muốn có cho mình vẻ đẹp hoàn hảo.
Vẻ đẹp ngày càng được đưa lên cao vì là yếu tố quan trọng tạo được sự thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chính vì vậy, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng nên thị trường thẩm mỹ viện ngày càng phát triển. Làm đẹp vẫn là xu hướng hot hiện nay và không quá trễ để bạn tham gia vào ngành này. Hãy nghiên cứu thêm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tối ưu chiến lược thu hút khách hàng.
Khi nói đến việc sở hữu cho mình một doanh nghiệp, thì việc lựa chọn mở thẩm mỹ viện là sự “đặt cược” tương đối an toàn. Đây là ngành kinh doanh ổn định, thường thì sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.
Dù vậy, muốn mở thẩm mỹ viện phải trải qua quá trình đầy thách thức đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực.
Điều kiện mở thẩm mỹ viện
Không giống như lĩnh vực spa, thẩm mỹ viện yêu cầu những điều kiện khắt khe và phức tạp hơn rất nhiều.
Bắt buộc có giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Điều kiện mở thẩm mỹ viện đầu tiên rất quan trọng đối với người hành nghề. Theo quy định Nghị định 109/2016/NĐ-CP, những cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thuộc những loại hình phòng khám chuyên khoa.
Do đó, để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, nhà kinh doanh phải cung cấp đủ:
Điều kiện cơ sở vật chất
Thiết kế: Vị trí cố định, là không gian tách biệt với gia đình, có đủ ánh sáng, trần chống bụi và các vật liệu dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa.
Mô hình phòng khám chuyên khoa phải có: Phòng khám và phòng điều trị.
Có buồn lưu người bệnh.
Đảm bảo về an toàn bức xạ, xử lý rác thải ý tế đúng theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy.
Luôn đảm bảo về điện, nước và các thiết bị để phục vụ khách hàng.
Điều kiện thiết bị y tế
Máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế chuẩn và phù hợp với mô hình, lĩnh vực hoạt động đã được đăng ký.
Có hộp thuốc chống sốc và các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Điều kiện mở thẩm mỹ viện về nhân sự
Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình hay chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Tay nghề bác sĩ đã có kinh nghiệm ít nhất 54 tháng về chuyên khoa điều trị.
Tất cả các nhân viên, kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp (dù hỗ trợ hay thực hiện) dịch vụ đều phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công theo đúng chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện mở thẩm mỹ viện có dịch vụ massage
Đối với các thẩm mỹ viện có dịch vụ massage, điều kiện sẽ có một số thay đổi nhất định:
Cơ sở vật chất
Địa điểm cố định, tách riêng với khu vực sinh hoạt gia đình, có ánh sáng đầy đủ.
Phòng massage phải được trang bị theo đúng điều kiện đã quy định.
Trang thiết bị
Phòng ốc và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh. Luôn chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt khác để phục vụ khách hàng.
Đảo bảo về thiết kế chuẩn của một phòng massage với giường, ghế, khăn, ga trải giường, gối, … tất cả đều được đảm bảo vệ sinh.
Luôn có sẵn những đồ dụng hỗ trợ nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra: tủ y tế, giường khám bệnh, dụng cụ y tế cơ bản.
Nhân sự làm việc
Người có chịu trách nhiệm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ massage phải có chuyên môn, là y bác sĩ hay kỹ thuật viên được đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền và có chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp sử dụng thuốc chỉ định, người kê thuốc phải là bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền. Kỹ thuật viên không được phép kê đơn thuốc.
Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở massage phải có giấy chứng nhận đào tạo chứng chỉ hành nghề về xoa bóp, massage, bấm huyệt tại cơ sở đào tạo uy tín.
Thực hiện đúng tác phong gọn gàng, sạch sẽ, có bản tên, có ảnh trên thẻ nhân viên.
Một số điều kiện mở thẩm mỹ viện khác
Ngoài những điều kiện mở thẩm mỹ viện chi tiết và quan trọng được chia sẻ ở trên, người kinh doanh cần phải đảm bảo về các loại giấy tờ: Chứng nhận về phòng cháy chữa cháy, Chứng nhận và an ninh, trật tự.
Thủ tục, giấy tờ, hồ sơ xin phép hoạt động, kinh doanh thẩm mỹ viện
Để có thể đứa thẩm mỹ viện vào hoạt động kinh doanh, chủ kinh doanh phải hoàn thành một số thủ tục cần thiết sau đây:
Hoàn thành giấy cấp phép hoạt động, kinh doanh.
Bản sao công chứng giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay giấy chứng nhận đầu tư nếu có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Bản sao công chứng tất cả chứng chỉ hành nghề của nhân viên hành nghề và bản danh sách chi tiết.
Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc của thẩm mỹ viện.
Tài liệu chứng minh thẩm mỹ viện kinh doanh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự phù hợp với quy định.
Bản dự kiến hoạt động chuyên môn: dịch vụ, danh mục kỹ thuật dự kiến được sử dụng trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Gôm tất cả những loại giấy tờ trên thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Người đại diện hay người được ủy quyền sẽ đến giao, nộp tại Sở Y tế tại tỉnh/ thành phố (địa điểm mở cơ sở kinh doanh). 90 ngày là thời gian hồ sơ của bạn được xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở thẩm mỹ viện được đăng ký.
Làm thế nào để mở thẩm mỹ viện hiệu quả cho người mới bắt đầu?
Nắm rõ các việc cần phải làm khi mở thẩm mỹ viện
Trước khi vạch ra kế hoạch bạn phải đảm bảo nguồn vốn của mình. Các công việc cần chuẩn bị khi mở thẩm mỹ viện như:
Giấy phép kinh doanh: Dù bạn bắt đầu với nghề nào cũng vậy, giấy phép kinh doanh vẫn là quan trọng nhất. Để mở thẩm mỹ viện, bạn sẽ cần giấy phép kinh doanh và những loại giấy tờ khác được yêu cầu trong khu vực bạn thuê mặt bằng.
Nếu bạn dự định bán sản phẩm khi mở thẩm mỹ viện thì cũng cần những giấy phép liên quan mà địa phương yêu cầu.
Mặt bằng kinh doanh: Bạn phải tìm cho mình địa điểm thích hợp với quy mô và nguồn vốn đang có. Nếu bạn thuê theo hàng tháng thì sẽ phải trả trước một khoản phí được gọi là tiền đặt cọc.
Trang trí. thiết kế thẩm mỹ viện: Đảm bảo đúng phong cách mình hướng tới, có tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác sang trọng, đẳng cấp…
Trang thiết bị, công nghệ: Để mở thẩm mỹ viện bạn cần rất nhiều thiết bị hiện đại. Bạn nên liệt kê danh sách cụ thể các thiết bị phải mua và sẽ tốn bao nhiêu chi phí. Bạn nên có thêm hệ thống máy Pos. máy tính, phần mềm quản lý thẩm mỹ viện…
Hàng tồn kho: Xây dựng cho mình một cái kho đủ rộng để chứa hết hàng tồn kho. Nếu sau này bạn có mở rộng thêm chi nhánh thì nên có cho mình một phương pháp quản lý kho hiệu quả
Các chi phí quảng cáo: Bạn muốn thu hút khách hàng cho ngày khai trương trước khi mở thẩm mỹ viện thì nên dành một khoản phí cho tờ rơi, poster, chiến lược marketing…
Tính toán chi phí vận hành khi mở thẩm mỹ viện
Bởi vì việc chi tiêu hàng tháng ảnh hưởng trực tiếp đến phần nào lợi nhuận của bạn. Bạn phải quản lý thật tốt và hạn chế các chi phí này:
Chi phí hàng tháng từ mặt bằng kinh doanh;
Các chi phí đến từ nhân viên như lương, thưởng lễ tết…
Các chi phí marketing và quảng cáo;
Chi phí điện nước hàng tháng;
Chi phí bảo trì các thiết bị trong thẩm mỹ viện.
Đặt tên thương hiệu và slogan cho thẩm mỹ viện
Tên thương hiệu đóng góp quan trọng trong việc giúp khách hàng nhớ tới thẩm mỹ viện của bạn. Nếu tên hấp dẫn thì có thể thu hút thêm những khách hàng mới. Nên đây là bước đầu quan trọng trong trước khi mở thẩm mỹ viện.
Bạn cần liệt kê tên thương hiệu để tham khảo mọi người và ghi nhận những gợi ý, phản hồi. Chú ý đừng đặt tên thương hiệu quá dài, khó nhớ, hay tên tiếng anh khó đọc.
Thoạt nhìn, hầu hết các chủ thẩm mỹ viện nhìn thấy slogan có vẻ đơn giản, không gì nổi bật, nên họ đã không tạo slogan cho riêng mình. Nhưng thực tế là những nội dung đã được đúc kết vào slogan và truyền tải những thông điệp.
Nó mô tả ngắn gọn và súc tích về những gì bạn làm được để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng. Hãy đảm bảo rằng trước khi mở thẩm mỹ viện bạn sẽ tạo ra slogan chất lượng và ấn tượng nhất
Lập một bảng kế hoạch kinh doanh khi mở thẩm mỹ viện
Bước đầu tiên của bạn là lên bảng kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nó là mục tiêu rõ ràng, giúp bạn hiểu rõ những gì cần làm. Viết ra thật chi tiết, nó sẽ là chìa khóa để mở những cánh cửa đi đến thành công.
Bạn có thể thấy một số chủ doanh nghiệp hiện nay luôn trì hoãn việc lập kế hoạch kinh doanh. Dẫn đến việc kinh doanh thẩm mỹ viện kém và chưa tìm ra được điểm khắc phục. Đừng để mình rơi vào tình trạng như vậy.
Dưới đây sẽ là một số mục trong bảng kế hoạch kinh doanh, bạn cần liệt kê chi tiết ra và thêm vào những mục còn thiếu:
Bản tóm tắt: tổng quan về toàn bộ kế hoạch, mục tiêu, nơi kinh doanh và nguồn vốn…
Bảng mô tả: phong cách, loại hình muốn mở thẩm mỹ viện, các dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp. Đặc biệt là nên tìm ra những điểm khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường: Cần nghiên cứu đối thủ của bạn, những điểm được và chưa được của họ. Từ đó, đúc kết cho mình kinh nghiệm riêng
Kế hoạch tiếp thị: Những điểm bạn sẽ cạnh tranh là gì và cách bạn tiếp thị nó ra sao. Bạn sẽ sử dụng những phương pháp gì: truyền miệng, phương tiện truyền thông xã hội…
Kế hoạch tài chính: Đây là phần quan trọng cần ghi thật chi tiết thông tin tài chính của bạn, những việc sẽ chi, dự phòng cho tương lai…
Chọn vị trí phù hợp để mở thẩm mỹ viện
Cho dù bạn thuê ở trung tâm thành phố hay ở mặt tiền ít người qua lại thì mặt bằng vẫn là một trong những chi phí lớn nhất khi mở thẩm mỹ viện. Bạn nên xem xét lại việc thương lượng giá thuê để tiết kiệm thêm phần nào chi phí. Ngoài ra, nếu tất cả mọi thứ ở mặt bằng đều ổn thì nên có một hợp đồng lâu dài.
Hãy chắc rằng bạn đang ở khoảng cách đủ xa so với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng sẽ ấn tượng với thẩm mỹ viện của bạn hơn nếu nó được trang trí đẹp mắt, không gian sang trọng. Một điểm cộng nữa là mặt bằng có nơi đỗ ô tô để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Mặt bằng đủ rộng sẽ giúp ích rất nhiều việc, có thể tăng thêm nguồn doanh thu cho bạn. Chẳng hạn như có thể mở văn phòng ngay vị trí thuê để dễ quản lý thẩm mỹ viện. Hay bạn có thể mở những khóa đào tạo cho học viên, giúp bạn có thêm doanh thu và tìm ra được những nhân viên tài năng trong tương lai.
Nói chung là mặt bằng dù lớn hay nhỏ cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những điểm cần được quan tâm như: khả năng sinh lời, khách hàng có dễ tìm thấy hay không…
Đội ngũ nhân viên chất lượng
Đây là ngành làm đẹp có ảnh hưởng nhất về nhan sắc của khách hàng. Chỉ cần một sai sót nhỏ là ảnh hưởng về sau rất lớn. Điều quan trọng là phải có một đội ngũ nhân viên lành nghề, hiểu biết, thân thiện…
Nhưng phải đảm bảo rằng họ sẽ gắn bó lâu dài. Thẩm mỹ viện được định hình và phát triển một phần là do nhân viên cho nên ngoài lương, bạn có thể thêm những chế độ, quyền lợi để giữ họ lại làm việc lâu dài. Nếu không có được điều đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian vào việc đào tạo hay là tuyển thêm nhân viên nhiều kinh nghiệm.
Những nhân viên lâu năm có thể giúp bạn đào tạo học viên. Họ sẽ mang đến cho bạn rất nhiều học viên tài năng trong tương lai. Ngoài ra, kinh nghiệm và nghiệp vụ của họ có thể làm cho khách hàng mua thêm sản phẩm.
Từ đó tăng thêm doanh thu cho bạn giúp thương hiệu ngày càng phát triển và đi lên. Khi mới mở thẩm mỹ viện cần yêu cầu những ứng viên phải có kinh nghiệm lâu năm, chứng chỉ nghề liên quan đến thẩm mỹ, cam kết gắn bó lâu dài và tích cực học hỏi thêm các phương pháp làm đẹp mới.
Tích cực khẳng định thương hiệu của mình
Sẽ rất ít khách hàng chú ý đến thẩm mỹ viện của bạn trong thời điểm này. Vì vậy bạn phải tích cực quảng cáo, PR thương hiệu, làm poster…để thu hút thêm khách hàng. Quảng cáo rất quan trọng nó giúp bạn truyền tải thông tin, tạo dựng tên tuổi và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Việc quảng cáo phải diễn ra hiệu quả, phải tạo được sức hút với khách hàng. Chi phí cho việc quảng cáo là rất lớn nên cần đạt hiệu quả cao.
Khi quảng cáo cần thêm các thông tin cơ bản, vị trí và có mặt trên tất cả các trang mạng xã hội. Hãy xây dựng thêm cho mình website riêng để bán sản phẩm, tạo blog để mang đến thông tin cho khách hàng.
Có cho mình một app thương hiệu để chăm sóc khách hàng tốt nhất. Thêm nữa là một phần mềm quản lý thẩm mỹ viện để dễ dàng quản lý tất cả thông tin khách hàng, đặt – nhắc lịch hẹn, hỗ trợ việc tạo các chương trình khuyến mãi,…Từ đó bạn có thể hướng tới những khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Tìm cho mình một trợ thủ đắc lực
Hiện nay, rất nhiều người mở thẩm mỹ viện nhưng chỉ một thời gian sau đã có một số phải đóng cửa do không trụ nổi với ngành làm đẹp này. Những áp lực là rất lớn như: quản lý con người, quản lý thu chi, áp lực doanh số,… Công việc cũng rất nhiều có thể chiếm trọn thời gian của những người chủ làm cho họ không có thời gian bên gia đình.
Bạn có thể thấy hầu hết các tin sang nhượng thẩm mỹ viện đều được mở đầu bằng những câu: Do không có thời gian quản lý, do gia đình có thêm thành viên nên không trông coi được, vì bận bay sang nước ngoài nên không có quản lý được…
Rất nhiều lý do nhưng phần lớn là không có thời gian, hay không quản lý từ xa được. Điều quan trọng nhất với các chủ thẩm mỹ viện là phải tìm cho mình một trợ thủ đắc lực.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về câu hỏi mở thẩm mỹ viện cần giấy tờ gì? Quý khách hàng nếu cần tư vấn hoặc có thắc mắc liên quan đến nội dung tư vấn có thể liên hệ hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.