Điều kiện mở thẩm mỹ viện

điều kiện mở thẩm mỹ viện

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ ngày càng nâng cao. Ngành công nghiệp làm đẹp đang rất phổ biến và mang lại khá nhiều lợi nhuận. Vì vậy thành lập thẩm mỹ viện, Spa để cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là xu hướng của rất nhiều nhà kinh doanh.

Tuy nhiên, điều kiện kiện mở thẩm mỹ viện và thủ tục thành lập như thế nào không phải ai cũng nắm được. Bài viết dưới đây Luât Trần và Liên Danh sẽ tư vấn cho bạn đọc một số thông tin quan trong liên quan đến vấn đề này.

Loại hình nào khi thành lập thẩm mỹ viện cần phải có giấy phép?

Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định:

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt)

Hoặc các can thiệp xâm lấn khác làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê đang tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy nếu việc phun xăm môi, xăm chân mày có ảnh hưởng đến việc thay đổi màu sắc da, bộ phận trên cơ thể, có sử dụng thuốc, các chất kích thích để can thiệp vào cơ thể thì cần xin giấy phép kinh doanh.

Thẩm Mỹ Viện là gì?

Thẩm mỹ viện hay tiệm làm đẹp hay mỹ viện (tiếng Anh: Beauty Salon) là một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ, thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. Các biến thể khác của loại hình kinh doanh này bao gồm các tiệm làm tóc và spa.

“Thẩm mỹ viện” hay “tiệm làm đẹp” hay “mỹ viện”. Tiếng Anh có nghĩa “Beauty Salon” là “một cơ sở kinh doanh chuyên về dịch vụ chăm sóc”, trang điểm sắc đẹp, ngoại hình của nam và nữ với mỹ phẩm phục vụ điều trị cho nam giới và phụ nữ, thẩm mỹ viện còn có chức năng tư vấn các vấn đề liên quan đến chăm sóc sắc đẹp. Các biến thể khác của loại hình kinh doanh này bao gồm các tiệm làm tóc và spa.

Thẩm mỹ viện là nơi chăm sóc sắc đẹp và thư giãn, phần đông là dành cho chị em phụ nữ, xã hội phát triển, nhu cầu này của nam giới cũng tăng dần và các thẩm mỹ viện danh cho họ cũng xuất hiện nhiều hơn.

Lợi ích của Thẩm Mỹ Viện là gì?

Thẩm mỹ viện cung cấp dịch vụ tổng quát liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp từ thẩm mĩ da mặt, chăm sóc bàn chân, liệu pháp oxy, tắm bùn, và vô số các dịch vụ khác.

Massage (Mát-xa), là một phương pháp điều trị làm đẹp phổ biến, với thủ thuật làm đẹp cho da (bao gồm cả việc áp dụng các sản phẩm làm đẹp) và để thư giãn. Chăm sóc da mặt (với các phương pháp như đắp mặt nạ, cạo lông tơ.

Làm móng tay (người Việt ở hải ngoại hay gọi là làm nail) gồm cắt tĩa, tô, sơn móng tay và móng chân Các phương pháp điều trị như tẩy lông. Làm tóc: Gội đầu, uốn, ép, duỗi tóc, nhuộm tóc, cắt tóc, phi-dê, xù.

Trước đây, thẩm mỹ viện được cho rằng đó là nơi của những kẻ giàu, những ai muốn “đốt tiền” và lúc đó số lượng các thẩm mỹ viện còn ít, ngày nay ở Việt Nam, thẩm mỹ viện được phát triển và người đã có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại hình này.

Tính trung bình mỗi thành phố lớn cũng có từ 2 đến 3 thẩm mỹ viện mọc lên nhưng các thẩm mỹ viện này mở ra không theo một tiêu chuẩn nào cả, vì thế mà xuất hiện không ít những mỹ viện kém chất lượng.

Và đã có những hậu quả đáng tiếc từ việc làm đẹp. Giữa các mỹ viện luôn có một cuộc đua ngầm về mặt tiền cơ sở, hệ thống máy móc, nhãn hiệu sản phẩm và thậm chí là cả trình độ tay nghề của thẩm mỹ viện từ đó có sự phân thành hai loại cao cấp và trung bình.

điều kiện mở thẩm mỹ viện
điều kiện mở thẩm mỹ viện

Điều kiện thành lập thẩm mỹ viện

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ – CP, để thành lập thẩm mỹ viện cần đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;

Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng, châm cứu, xoa bóp dạy ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký;

Thiết bị y tế: có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên kho.

Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật

Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký;

Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;

Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Điều kiện về an ninh, trật tự

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự: đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa xóa án tích; đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú;

Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho công an cấp xã;

Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Thủ tục thành lập thẩm mỹ viện

Thành lập thẩm mỹ viện cần những giấy tờ gì?

Để xin phép và làm thủ tục để đưa THẨM MỸ VIỆN vào hoạt động hợp pháp, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị cấp GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG;

Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao có chứng thực chứng chỉ HÀNH NGHỀ của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;

Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế của phòng khám;

Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

Thẩm mỹ viện ở Việt Nam được thực hiện những thủ thuật nào?

Theo thông tư 41/2011/TT-BYT thẩm mỹ viện được phép hoạt động những thủ thuật sau:

Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ;

Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai;

Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, nâng vú, thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể;

Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc sở y tế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám;

Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi có người yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan công an nơi cấp chứng minh nhân dân.

Thành lập thẩm mỹ viện có nên nhờ Luật sư tư vấn không?

Để THÀNH LẬP thẩm mỹ viện bạn cần rất nhiều sự chuẩn bị, để việc thành lập diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng thì tốt nhất bạn nên lựa chọn Luật sư để tư vấn.

LUẬT SƯ sẽ giải quyết các công việc liên quan đến thành lập thẩm mỹ viện như sau:

Tư vấn pháp luật liên quan đến việc thành lập thẩm mỹ viện;

Trường hợp nào cần/không cần xin giấy phép;

Trình tự, THỦ TỤC để thành lập thẩm mỹ viện và hồ sơ kèm theo;

Sau khi soạn hồ sơ thì cần nộp ở đâu; thời gian xin phép trong bao lâu;

Tư vấn xem đã đủ điều kiện để thành lập thẩm mỹ viện hay không.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tư vấn thủ tục, điều kiện mở thẩm mỹ viện. Nếu bạn còn gặp khó khăn, thắc mắc về thủ tục thành lập thẩm mỹ hay có nhu cầu tìm dịch vụ tư vấn pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139