Luật hình sự

luật hình sự

Trong hệ thống pháp luật của nước ta thì có thể nói rằng Bộ luật hình sự là văn bản đưa ra các quy phạm pháp luật khắt khe nhất danh riêng cho những hành vi vi phạm được coi là tội phạm.

Chính vì vậy, Bộ luật này giữ vai trò cũng như những nhiệm vụ đặc trưng, góp phần thay đổi tích cực sự ổn định của xã hội và tính nghiêm minh của pháp luật.

Bộ luật hình sự là gì?

Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là xác định những hành vi (tội) mà xã hội đó không muốn xảy ra, và đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu thành viên xã hội đó phạm vào.

Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.

Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.

Những nền văn minh xa xưa nói chung không phân biệt dân sự hay hình sự. Di chỉ khảo cổ tìm thấy những bộ luật đầu tiên của người Sumerians (khu vực Iran và Iraq ngày nay) soạn thảo. Khoảng thế kỷ 21 trước công nguyên (2000 năm trước CN), một người Sumerian (Ur) là vua Ur-Nammu đã ban hành bộ luật cổ nhất được phát hiện cho đến hôm nay – gọi là luật Ur-Nammu – dù rằng có nhiều tài liệu cho biết còn có một bộ luật cổ xưa hơn gọi là Urukagina xứ Lagash đã ra đời trước đó. Trong số các bộ luật cổ còn có Luật Hammurabi của người Babylon. Những bộ luật này không có phân biệt khái niệm dân sự và hình sự.

Như vậy, Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm. Luật Tố tụng hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án hình sự.

Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng nhất do nó xâm phạm đến an ninh và chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội,sức khoẻ, tính mạng, danh dự nhân phẩm của công dân. Điều này đã được quy định trong khái niệm về tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Mục đích và vai trò quan trọng của Bộ luật hình sự

Mục đích của Bộ luật hình sự

Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.

Theo đó, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật… Tuy nhiên, so với các biện pháp cưỡng chế khác thì hình phạt trong hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp (lý lịch), đặc biệt hơn là hình phạt còn có thể loại bỏ quyền được sống của người phạm tội (quyền quan trọng nhất của con người).

 Về bản chất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế do cơ quan có thẩm quyền quyết định là Tòa án. Thông qua bản án, quyết định của Tòa án, đối tượng phải chấp hành hình phạt là người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, những đối tượng này sẽ bị tước bỏ hoặc bị hạn chế quyền, lợi ích của mình. Chỉ có chế tài hình sự thì một người mới bị bắt giam, bị tước quyền tự do, bị cải tạo hoặc bị tước cả quyền sống của mình.

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Theo đó hình phạt, trước hết nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt nữa. Tuy nhiên, nội dung của việc trừng trị không phải là luật hình sự nước nào cũng quy định như nhau mà tùy thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi nước mà có biện pháp trừng phạt riêng.

Nước ta, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tước bỏ tính mạng (tử hình) của người phạm tội,tuy nhiên để phù hợp tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế nên Bộ luật hình sự chỉ còn quy định 17 tội có hình phạt tử hình. Việc này cũng đồng nghĩa Bộ luật Hình sự hướng tới những biện pháp mang tính nhân văn và đem lại hiệu quả hơn.

Hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, nếu họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm theo quy định của pháp luật.

Bản chất hình phạt của chế độ Nhà nước ta hiện nay hình phạt không mang tính trả thù, gây đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với người phạm tội, họ chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và việc tước bỏ hoặc hạn chế này cũng là điều kiện cần thiết để cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo…

Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Mục đích của hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này không nhằm vào người hoặc pháp nhân phạm tội mà nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe và phòng ngừa.

Mọi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật , nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người hoặc pháp nhân thương mại trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu có ý định phạm tội thì phải dừng lại, nếu không dừng ắt phải chịu hậu quả thích đáng. Đặt ra mục đích này vừa có tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người hoặc pháp nhân thương mại tránh xa nó.

luật hình sự
luật hình sự

Vai trò quan trọng của Bộ luật hình sự

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Bộ luật này như sau:

“Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.”

Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là luật nội dung, luật Hình sự có các nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của nhân loại. Đây là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của luật hình sự.

Bằng những biện pháp và phương tiện đặc thù của mình, luật Hình sự bảo vệ các quan hệ xã hội (khách thể) quan trọng này khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội. Các chế tài hình sự (hình phạt) là những biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước nghiêm khắc nhất không chỉ nhằm mục đích trừng trị đối với người phạm tội mà cũng răn đe, phòng ngừa tội phạm có hiệu quả.

Thứ hai: Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự thể hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”của Đảng và Nhà nước ta, lấy “giáo dục phòng ngừa là chính” kết hợp với các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi tội phạm nhằm giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội và sớm hòa nhập với cộng đồng. Nhiệm vụ này của Bộ luật Hình sự được thực hiện dưới 2 hình thức:

– Ngăn ngừa riêng đối với những người đã phạm tội thông qua việc xét xử và áp dụng hình phạt cùng các biện pháp cưỡng chế khác đồng thời tăng cường sự kiểm tra của xã hội đối với những người bị kết án nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới.

– Ngăn ngừa chung đối với các thành viên khác trong xã hội phạm tội bằng những quy định cấm của luật Hình sự và khả năng áp dụng các chế tài hình sự (hình phạt) nếu họ thực hiện hành vi phạm tội.

Thứ ba: Giáo dục mọi công dân có ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Nhiệm vụ này của luật Hình sự được thực hiện thông qua các hình thức sau:

– Bảo vệ các lợi ích của cá nhân, của xã hội và của Nhà nước bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt nếu thực hiện hành vi phạm tội xâm hại các lợi ích này.

– Áp dụng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội (ngăn ngừa riêng) và răn đeđối với các thành viên khác trong xã hội (ngăn ngừa chung).

– Phổ biến tuyên truyền luật Hình sự rộng rãi trong quần chúng nhân dân.

Thứ tư: Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Bộ luật hình sự quy định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, chỉ Bộ luật hình sự mới có nhiệm vụ này (mà không có một văn bản pháp luật nào khác).

Đây là những điều cấm cùng các chế tài kèm theo được xác định trong Bộ luật này nhằm buộc mọi công dân phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì người vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài (hình phạt) tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.

Trên đây là một số nội dung về luật hình sự, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 
 
Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139