Lập và phân tích báo cáo tài chính

lập và phân tích báo cáo tài chính

Đối với bất kỳ một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nào, ngoài những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn thì một điều quan trọng là phải biết cách phân tích hiệu quả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Làm thế nào để phát triển một bài phân tích báo cáo tài chính một cách hiệu quả nhất? cần làm gì khi lập và phân tích báo cáo tài chính? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Cách đọc báo cáo tài chính

Khái niệm

Bao cáo tài chính là các thông tin kinh tế được nhân viên kế toán trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu cho người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế quan trọng

Báo cáo tài chính là một trong hai loại báo cáo của hệ thống báo cáo kế toán doanh nghiệp

Báo cáo tài chính được lập theo những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Báo cáo tài chính là hệ thống những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của Doanh Nghiệp cho những người quan tâm như

Chủ doanh nghiệp nhà đầu tư 

Nhà cho vay

Cơ quan thuế 

Các cơ quan chức năng khác 

Phân tích báo cáo tài chính là gì?

Phân tích báo cáo tài chính là công việc xem xét, đánh giá hiệu quả của việc quản lý cũng như khả năng điều hành trong mỗi doanh nghiệp thông qua quá trình phân tích số liệu ở trên các báo cáo tài chính. Từ đó giúp cho người phân tích có thể nhìn tổng quát tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, chỉ ra những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Các báo cáo này thường bao gồm báo cáo liên quan đến bảng cân đối kế toán, thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và ghi chú vào tài khoản. Hoạt động phân tích này thường được thực hiện bởi giám đốc, các cổ đông hay những bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các bên liên quan bên ngoài sử dụng báo cáo tài chính như một tài liệu để họ hiểu tình trạng chung của một tổ chức cũng như để đánh giá hiệu quả tài chính và giá trị kinh doanh. Các thành phần nội bộ sử dụng nó như một công cụ giám sát để quản lý tài chính trong doanh nghiệp.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Có vai trò quan trọng đối với các công tác quản lý của doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản, các đối tượng quan tâm được thể hiện.

Báo cáo tài chính được trình bày một cách tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất cung cấp những thông tin về kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp việc kiểm tra sự sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh như thế nào?

Căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện ra những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những chủ thể liên quan hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch về kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp là những căn cứ để đề ra các biện pháp nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mục đích làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Cung cấp những thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm hệ thống các báo cáo

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 

Đọc phân tích báo cáo tài chính

Khi đọc báo cáo tài chính quan tâm tới các yếu tố:

Dòng tiền 

Trong báo cáo tài chính khi dòng tiền mà tăng lên chứng tỏ quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó đang có sự mở rộng

Dòng tiền được thể hiện càng nhiều càng tốt nhưng không phải lúc nào việc mở rộng sản xuất cũng tốt còn phụ thuộc tình hình cụ thể tại từng thời điểm khác nhau

Lợi nhuận

Đọc xem ở phần ghi lợi nhuận tăng hay giảm, đó là lợi nhuận thu được do việc công ty mở rộng sản xuất, hay kinh doanh có hiệu quả, hoặc những nguyên nhân khách quan khiến doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc tăng giá sản phẩm.

Nguồn gốc của lợi nhuận có được có phải là nguồn thu chính của doanh nghiệp hay không hay do những khoản đầu tư bên ngoài đem lại từ đó có thông tin cho sự quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

Nợ ngắn hạn

Nhìn vào khoản nợ ngắn hạn cho thấy khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, từ đó cũng cho thấy quy mô sản xuất, liên quan đến dòng tiền.

Khi dòng tiền không đổi hoặc giảm ít đi mà khoản nợ ngắn hạn tăng lên thì xảy ra vấn đề. Còn nếu 2 yếu tố cùng lúc tăng thì phải xem xét và đánh giá, có thể là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất họ phải vay nhiều hơn để có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Như vậy sẽ là bình thường bởi nếu bán được hàng thì lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn. 

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của một doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính cũng là 1 yếu tố rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp khi thị trường rơi vào khủng hoảng thì những doanh nghiệp giải quyết được hàng tồn kho sẽ là những doanh nghiệp có khả năng sống sót cao.

Việc giải quyết tốt hàng tồn kho cũng cho thấy doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ và quay vòng vốn

Các khoản phải chi

Vào thời điểm đọc báo cáo tài chính phải xem khi thị trường nói chung đang vào trong tình trạng xấu, khủng hoảng hay lợi thế. 

Nhìn vào các khoản phải chi sẽ biết được doanh nghiệp có lường trước được khủng hoảng hay không, có những biện pháp cắt giảm chi phí một cách kịp thời thì họ sẽ giảm được các khoản chi phí xuống

Từ việc giải quyết việc khủng hoảng còn cho thấy bộ máy của doanh nghiệp có khả năng chuẩn bị và khả năng dự báo tình hình như thế nào?

Dự trữ, dự phòng

Đặc biệt quan trọng trong khủng hoảng. Nếu DN không có dự trữ đủ mạnh thì chỉ cần 1 tác động nhỏ cũng có thể làm nó phá sản.

Đây chỉ là những thông tin chung nhất cần phải đọc trong báo cáo tài chính, đi sâu hơn vào báo cáo tài chính tại các loại hình doanh nghiệp, ngân hàng, chứng khoán

Cách đọc báo cáo tài chính của ngân hàng

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Cách đọc báo cáo tài chính chứng khoán

Cách lập phân tích báo cáo tài chính

Vì sao cần phải phân tích báo cáo tài chính?

Đối với những người đang theo học ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, đầu tư thì lập phân tích báo cáo tài chính là một kỹ năng cần thiết và được đánh giá cao trước các nhà tuyển dụng khi có được kỹ năng này

Đối với doanh nghiệp: Việc phân tích báo cáo tài chính giúp ích rất nhiều đối với việc quản trị doanh nghiệp, giúp đánh giá được tổng quan về tình hình tài chính và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, từ những phân tích đó đưa ra phương hướng cải tiến và phát triển sao cho hợp lý nhất và bền vững

Đối với ngân hàng: Từ việc lập phân tích báo cáo tài chính có thể đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, qua đó đưa ra quyết định xem có nên cho doanh nghiệp vay hay không và cho vay với số lượng bao nhiêu.

 lập và phân tích báo cáo tài chính
lập và phân tích báo cáo tài chính

Đối với nhà đầu tư: Đọc hiểu bảng phân tích báo cáo tài chính giúp hiểu rõ được sức khỏe và triển vọng của doanh nghiệp, nhằm đưa ra quyết định là có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.

Đối với các nhà cung cấp: Đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp giúp đưa ra quyết định đúng đắn khi có nên cho phép doanh nghiệp mua chịu hàng hay không, cần biết rõ về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời điểm tương lai

Phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính qua: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chi tiêu tài chính

Phân tích bảng cân đối kế toán

Các chỉ tiêu cơ bản của bảng cân đối kế toán

Phân loại giữa tài sản và công nợ, dài hạn và ngắn hạn

Phân tích con số trên bảng cân đối kế toán và đánh giá vị thế của doanh nghiệp  

VCSH là phần vốn góp của các cổ đông trong doanh nghiệp. Nó còn gọi là giá trị sổ sách của doanh nghiệp. VCSH = Tổng tài sản Nợ phải trả = Tổng số tiền mà các cổ đông bỏ ra + lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi hết các khoản lợi tức chia cho cổ đông. 

Tài sản là những gì mà doanh nghiệp sở hữu gồm tiền mặt và chứng khoán, máy móc và thiết bị, nhà xưởng và đất đai, hay bất cứ thứ gì.

Chú ý thật nhanh tới khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng, khoản phải thu giảm so với cùng kỳ càng tốt và không được chiếm tỉ trọng quá lớn trong phần tài sản. Sau đó lướt thật nhanh tới khoản Nợ vay càng giảm so với cùng kỳ càng tốt, và không được chiếm tỉ trọng cao trong VCSH.

Các khoản nợ: gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu cơ bản của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và những ‘hình thức’ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích các hạng mục đặc biệt

Phân tích con số trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Trong Báo cáo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì dòng đầu tiên luôn là doanh thu (hay tổng thu nhập) sau đó là giá vốn hàng bán hoặc giá thành dịch vụ ở giữa là chi phí và cuối cùng là lợi nhuận.

Phân tích phần doanh thu và lợi nhuận. Kiểm tra kỹ phần doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt là xem xét thêm lợi nhuận biên của doanh nghiệp. 

Phân tích báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

Ở phần này xem dòng tiền tệ của doanh nghiệp ở trong kỳ như thế nào, có ổn định không, có bị âm không để đánh giá xem tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào

Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Phân tích khả năng thanh toán –  Phân tích hiệu quả sử dụng vốn–  Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản

Phân tích chỉ số tài chính (sinh lời, thanh khoản …)

Những hạn chế của phân tích chỉ số 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách lập và phân tích báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139