Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy

hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy

Như chúng ta đã biết, để khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình sản xuất ra, các tổ chức, cá nhân, tổ chức thường tìm đến một bên thứ 3 có thẩm quyền để xác nhận về tính đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn của nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn địa phương của hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường.

Hoạt động chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam nhằm phục vụ hoạt động quản lý của nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là 1 khâu quan trọng trong hành trình thương mại sản phẩm và tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng tìm hiểu về hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy trong bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh.

Chứng nhận hợp quy, hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy là gì?

Chứng nhận hợp quy hay chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật là việc đánh giá, xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Cụ thể, đối tượng chứng nhận là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.

  • Chứng nhận hợp quy tên tiếng anh: Certificate regulation;
  • Chứng nhận hợp chuẩn tên tiếng anh: Certificate standards.

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN;
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP.

Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;

Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy là gì ?

Do nhu cầu phát triển kinh tế nên hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng với số lượng sản phẩm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy rất đa dạng gồm các nhóm sản phẩm sau:

Nhóm sản phẩm thực phẩm: Sữa, rượu, bia, phụ gia thực phẩm…

Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Khoa học công nghệ: Điện, điện tử, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em….

Nhóm nông nghiệp: Phân bó; Thức ăn chăn nuôi; Thuốc bảo vệ thực vật; Giống cây trồng…

Nhóm vật liệu xây dựng: Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng; Nhóm sản phầm phụ gia cho xi măng, bê tông và sữa; Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm hợp kim nhôm định hinh; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ; Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe; Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát; Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh; Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa; Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi; Nhóm sản phẩm vật liệu xây….

Nhóm sản phẩm thông tin, truyền thông: Điện thoại di động; Laptop, máy vi tính; Thiết bị truyền thông…

Nhóm sản phẩm thuộc quản lý Bộ Giao thông – Vận tải: Xe đạp điện; Thiết bị giám sát hành trình; Gương, lốp, kính.

Các nhóm sản phẩm khác theo quy định

Các phương thức chứng nhận hợp quy?

Để được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá sự phù hợp cho một sản phẩm/ hàng hóa cụ thể: 

– Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm/ hàng hóa; 

– Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

– Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất kết hợp đánh giá – quá trình sản xuất;

– Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình cùng đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất cùng trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

– Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

– Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm/ hàng hóa;

– Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm/ hàng hóa cần chứng nhận hợp quy. 

Trong đó:

  • Phương thức 5 và phương thức 7 là được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn ( tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn).

Ngoài việc chứng nhận sản phẩm hợp quy, mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có hệ thống đảm bảo chất lượng. Ví dụ:

  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14001 (khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất);
  • Chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo chương trình VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống HTQL AT&SKNN thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
    hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy
    hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy

Quy trình chứng nhận hợp quy, hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy cần chuẩn bị?

Để đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/ hàng hóa của mình, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện theo những bước sau:

– Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền (như Luật Trần và Liên danh).

– Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện. Bao gồm: lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.

– Bước 3:  Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.

– Bước 4: Báo cáo đánh giá

– Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy. .

– Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).

Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm?

Việc sở hữu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nó có mang lại nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đảm bảo các sản phẩm có chất lượng và mức độ an toàn đạt chuẩn từ khâu sản xuất tới khâu sử dụng, tiêu thụ. 
  • Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của nhà nước về việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhóm 2. 
  • Là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 
  • Là công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất một cách toàn diện và duy trì được chất lượng sản phẩm một cách ổn định. 
  • Là cơ sở để doanh nghiệp có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp giúp cải tiến năng suất hoạt động.
  • Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất.
  • Giúp doanh nghiệp phân bố các nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự lãng phí và tăng năng suất hoạt động. 
  • Là công cụ marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng, đối tác. Sức mua sản phẩm vì thế mà cũng tăng cao hơn. 
  • Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam và được khách hàng chấp nhận một cách dễ dàng. 
  • Là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của mình với cộng đồng về sản phẩm, hàng hóa của mình trong mối tương quan với các vấn đề xã hội (ví dụ như ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động,..). 

Quy trình,  hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy?

Đối với sản phẩm – hàng hóa được sản xuất trong nước

 Quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sản phẩm trong nước. Quy trình như sau:

–   Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Luật Trần và Liên danh;

–   Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá;

–   Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng tại nhà máy (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này);

–   Bước 4: Luật Trần và Liên danh tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm;

–   Bưc 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá;

–   Bước 6: Luật Trần và Liên danh cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm;

–   Bước 7: Công bố hợp quy tại Sở ban ngành (Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này).

Chứng nhận hợp quy hàng hóa nhập khẩu

Đối với các sản phẩm nhập khẩu cần phải chứng nhận hợp quy hay kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị hiệu lực đối với lô hàng được đánh giá chứng nhận.

   Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy theo mẫu đăng ký chứng nhận của Luật Trần và Liên danh;

   Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký thủ tục kiểm tra chất lượng với Hải quan (đối với lô hàng nhập khẩu);

   Bước 3: Luật Trần và Liên danh tiến hành đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể lấy mẫu tại cảng hoặc tại kho hàng);

   Bước 4: Luật Trần và Liên danh cấp giấy chứng nhận hợp quy.

Các công việc liên quan đến hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy của Luật Trần và Liên danh sẽ thay bạn thực hiện:

  • Đầu tiên kiểm tra xem có tiêu chuẩn không và có chứng nhận được không? Nếu không có tiêu chuẩn thì có thể mua tiêu chuẩn nước ngoài.
  • Các quy chuẩn phổ biến:
    • Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
    • Quy chuẩn an toàn điện;
    • Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
    • Quy chuẩn xây dựng ( Quy chuẩn 16/BXD).

Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ ( Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…).

Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.

Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy (CR) cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó ( sản phẩm sản xuất trong nước ) hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu

Đối với sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn thì doanh nghiệp cần trả 3 loại phí:

  • Phí tư vấn xây dựng tiêu chuẩn;
  • Phí đánh giá cấp chứng nhận lần đầu;
  • Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình ( cần cung cấp thông tin về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm)

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm ( tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát).

Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.

Trên đây là bài viết tư vấn về hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139