Hình thức pháp luật

hinh thuc phap luat

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước. Để thực hiện được điều này, pháp luật được thể hiện thông qua nhiều hình thức, phát triển qua từng giai đoạn. Vậy hình thức pháp luật là gì?

Khái niệm hình thức pháp luật 

Mỗi quốc gia có một nền pháp luật riêng với những hình thức thể hiện nhất định và ngay trong một quốc gia cũng có thể đồng thời có những cách biểu hiện khác nhau của pháp luật. Tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng xã hội, của mỗi nước mà Nhà nước chấp nhận hoặc thừa nhận hình thức pháp luật này hay hình thức pháp luật khác. Những phân tích ở Chương 2 giáo trình này cho thấy bản chất của pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nhưng bản thân ý chí của giai cấp thống trị chưa phải là luật pháp. Để ý chí đó trở thành luật pháp, giai cấp thống trị phải tìm cách thể hiện ý chí của mình thành ý chí của nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị biến ý chí của mình thành pháp luật. Khoa học pháp lý gọi cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị như vậy là hình thức pháp luật. 

Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật. 

Hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước hay cách thức mà nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật.

Pháp luật có hình thức bên trong và bên ngoài:

– Hình thức bên trong là cơ cấu bên trong của pháp luật, là mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Hình thức bên trong của pháp luật được gọi là hình thức cấu trúc cửa pháp luật, bao gồm các bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật.

– Hình thức bên ngoài là dáng vẻ bề ngoài hay phương thức tồn tại của pháp luật. Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể biết pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu. Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó. Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung. Nếu hiểu nội dung của pháp luật là ý chí của nhà nước thì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước.

Đặc điểm của hình thức pháp luật

Dựa vào sự phân tích khái niệm trên, có thể nêu ra các đặc điểm của hình thức pháp luật: 

– Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy trên cơ sở những điều kiện kinh tế khách quan, chế độ chính trị, nền tảng đạo đức xã hội và một phần là dựa trên sự nghiên cứu thực tế. Hình thức pháp luật thường xuất hiện muộn hơn so với thực tế của đời sống xã hội và nó không phải là ý muốn chủ quan của các nhà làm luật. 

– Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định. Chính vì thế mà nó đã giản lược việc nhận thức pháp luật, giúp cho mỗi người trong xã hội có thể “đo” được những hành vi của mình xem mình được làm gì, không được làm gì và phải làm gì. 

– Hình thức pháp luật là công cụ để dư luận và xã hội, nhà làm luật can thiệp có hiệu quả vào những tình huống cần thiết và hướng xã hội đến mục đích cụ thể mà giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền đã đặt ra.

 Các loại hình thức pháp luật 

Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ba loại hình thức pháp luật chủ yếu là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. 

Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất. Trong thời kỳ cổ đại, các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đã được giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. Những quy định này không được ghi thành văn bản (còn gọi là pháp luật bất thành văn) được truyền khẩu giữa mọi người nhưng vẫn được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của các nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến trong thời kỳ đầu. Tập quán pháp cũng là một hình thức pháp luật của nhà nước tư sản, đặc biệt là các nước có chính thể quân chủ lập hiến, mặc dù vị trí của nó không đáng kể. Do tập quán pháp, về nguồn gốc được hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ cho nên về nguyên tắc, hình thức pháp luật này không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Tiền lệ pháp (còn gọi là án lệ) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án hoặc quyết định đó làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy ra sau này. Hình thức pháp luật này đã được sử dụng trong nhà nước chủ nổ và đưo dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến. Hiện nay tiền lệ pháp vẫn còn có vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.

Hình thức pháp luật này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Trước đây, trong điều kiện của hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, hình thức pháp luật này cũng đã được sử dụng một cách hạn chế và linh hoạt trong pháp luật của một số nước xã hội chủ nghĩa. 

Ngày nay, trong pháp luật Việt Nam, khái niệm và trường hợp áp dụng của tập quán có những quy định khác. Điều 3 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ thông qua ngày 14/6/2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì có thể áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.

Như vậy, mặc dù ở nước ta, tập quán pháp không được Nhà nước coi là nguồn của pháp luật, nhưng để cho một số quyết định, bản án của Toà án có thể phát huy được hiệu lực pháp lý, hoặc để xử lý một cách linh hoạt một số quan hệ pháp luật dân sự thì tập quán vẫn còn được sử dụng trong trường hợp nhất định. Điều này đặt ra cho các cơ quan lập pháp của nhà nước phải nghiên cứu thấu đáo loại nguồn này để từ đó kịp thời ban hành những quy phạm pháp luật thích hợp. Đồng thời, việc tổng kết quá trình giải quyết một số vụ việc cụ thể, điển hình để đề ra đường lối, hướng dẫn giải quyết các vụ việc tương tự cho các Toà án nhân dân cấp dưới cũng là việc làm cần thiết. 

hinh thuc phap luat
hình thức pháp luật

– Văn bản quy phạm pháp luật tuy xuất hiện muộn hơn tập quán pháp và tiền lệ pháp nhưng càng ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản (pháp luật thành văn). Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, nó có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các dấu hiệu thuộc bản chất của pháp luật, tức là phản ánh rõ tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể như Hiến pháp, luật, sắc lệnh v.v… được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước tư sản. Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật quan trọng, nếu không nói là hình thức pháp luật duy nhất. Đối với Nhà nước Việt Nam, hình thức pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn pháp luật của một số nước trên thế giới 

Trên đây đã đề cập những loại nguồn chủ yếu của pháp luật trong lịch sử. Ở mỗi một quốc gia lại có quan niệm riêng về nguồn pháp luật và về giá trị của từng loại nguồn. Chúng ta đã từng biết đến những hệ thống pháp luật Châu Âu, Châu Á, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, hệ thống pháp luật tôn giáo. 

Thứ nhất: Nguồn pháp luật của Châu Âu 

Hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu. Ở các nước thuộc hệ Rômanh – Ghecmanh, từ thế kỷ 19 pháp luật thành văn đã bắt đầu có vai trò quan trọng và trở nên phổ biến với sự ra đời của các bộ luật. Hệ thống pháp luật này bao gồm các quy phạm pháp luật ứng xử đáp ứng những yêu cầu về đạo đức xã hội và công lý. Trong quá trình phát triển của xã hội do những nguyên nhân lịch sử, pháp luật được coi là phương tiện để điều chỉnh các mối quan hệ muôn màu muôn vẻ giữa các công dân với nhau. Trong những lĩnh vực của pháp luật thì luật dân sự được ra đời và hoàn thiện sớm nhất. Trong thời kỳ này luật dân sự được coi là nền tảng của hệ thống pháp luật Châu Âu. 

Do quá trình thuộc địa hoá, hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh được phổ cập trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Đó là nơi mà đến tận bây giờ những hệ thống pháp luật thuộc hệ này, hoặc gắn với nó vẫn đang tồn tại. Đồng thời ở đó cũng diễn ra sự tiếp nhận tự nguyện hệ pháp luật này và đưa lại kết quả là hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh đã được phổ cập một phần hay toàn bộ ở một loạt nước không chịu sự thống trị của người Châu Âu những tư tưởng Châu Âu và xu hướng theo hệ pháp luật Châu Âu khá mạnh ở đó. 

Trong bản thân hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh cũng tồn tại những khác biệt cơ bản, bởi mỗi nhà nước được tổ chức theo cách riêng, có hệ thống pháp luật quốc gia đặc thù. Đó là lý do làm cho pháp luật của các nước Châu Âu khác với pháp luật của các nước ngoài Châu Âu cùng thuộc hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh. Các nước Châu Âu lục địa ngày nay đã đổi mới một cách cơ bản hệ tư tưởng đã hình thành và phát triển ở Châu Âu sau cách mạng Pháp. Đó là sự thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chính vì thế mà pháp luật Châu Âu không thể thích hợp hoàn toàn với những nước được tập hợp từ các bộ lạc riêng rẽ, nơi mà dân chủ Châu Âu sẽ trở thành vô nghĩa vì ở đó giai cấp thống trị vẫn còn chưa vượt qua được sự bất bình đẳng xã hội như ở các nước Châu Phi, các nước Châu Mỹ La tinh. 

Các nước thuộc hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh và các nước | thuộc hệ thống pháp Luật Anh – Mỹ không phải là không có quan hệ với nhau. Nó đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức thiên chúa giáo và kể 

ởi Phục hưng những dòng triết học thống trị ở các nước này đã đề cao tư tưởng của cá nhân, chủ nghĩa tự do, các khái niệm về quyền sở hữu của các cá nhân. 

Thứ hai: Nguồn pháp luật Anh 

Pháp luật Anh là pháp luật của thực tiễn xét xử của Toà án (quy tắc án lệ). Án lệ được sử dụng là một nguồn của pháp luật Anh, có mục đích là tạo ra cho pháp luật Anh những khuôn khổ nhất định, giữ được cấu trúc truyền thống của nó sinh ra bởi thực tiễn xét xử. Tại Anh, qui tắc án lệ vẫn còn có hiệu lực. Ở các lĩnh vực cần thiết, các nhà lập pháp Anh cũng ban hành ra các văn bản pháp luật thích ứng với những yêu cầu của thời đại. Có nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà các nguyên tắc về trật tự pháp lý liên quan chỉ có thể tìm thấy trong luật mà thôi.

Điều đó nói lên rằng các nhà lập pháp Anh không theo truyền thống mà các đồng nghiệp Châu Âu vẫn giữ, họ không tạo ra những quy phạm pháp luật có tính chất tổng quát, mà xây dựng nên những quy phạm pháp luật chi tiết cụ thể. Các nhà lập pháp Anh cố gắng giữ vững việc đặt ra các quy phạm pháp luật do thực tiễn xét xử của Toà án tạo ra vì họ cho rằng chỉ có những quy phạm pháp luật đó mới được coi là những quy phạm pháp luật thực sự.

Mặt khác, những nguyên tắc trong luật được các nhà làm luật Anh công nhận hoàn toàn và hoà nhập vào hệ thống luật Anh chỉ sau khi nó được áp dụng, khảo cứu và phát triển bởi thực tiễn xét xử của Toà án. Ngày nay, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ vẫn giữ cấu trúc khác với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, nhưng phải thấy rằng vai trò của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành văn ngày càng được nâng cao, các phương pháp do họ sử dụng giữa hệ thống pháp luật này ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139